Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2019 | 9:37

BamBoo Airways đón Boeing 787-9 DreamLiner đầu tiên trong tháng 12

Đây là nhận định của Phó Chủ tịch Thường trực Hãng hàng không Bamboo Airways trong sự kiện “Công bố sự kiện đón máy bay Boeing 787-9 Dreamliner và Roadshow “Tiềm năng và cơ hội đầu tư Bamboo Airways”.

Mở màn loạt Boeing 787-9 Dreamliner về đội bay
 
Tháng 12/2019, Bamboo Airways sẽ tiếp nhận máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên về đội bay tại sân bay quốc tế Nội Bài, mở màn cho loạt máy bay thân rộng sẽ liên tục về với đội bay vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, đưa Bamboo Airways chính thức trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam khai thác máy bay thân rộng.
 
ảnh-1.jpg
Ban lãnh đạo Hãng hàng không Bamboo Airways trong sự kiện “Công bố sự kiện đón máy bay Boeing 787-9 Dreamliner và Roadshow “Tiềm năng và cơ hội đầu tư Bamboo Airways”
 
Thông tin thêm về lộ trình này, ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đến tháng 1/2020, Bamboo Airways sẽ vận hành 4 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, trong đó có 2 máy bay thuộc thỏa thuận với Boeing.
 
Dự kiến, Boeing 787-9 Dreamliner trong thời gian đầu sẽ được Bamboo Airways điều phối khai thác trên các đường bay nội địa như Hà Nội – TP.HCM và Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng. Trong thời gian tiếp theo, đây sẽ là dòng máy bay chủ lực khai thác các đường bay tầm trung và dài của Bamboo Airways tới châu Á, châu Âu, châu Mỹ, kết nối các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Séc, Úc, Mỹ...
 
“Boeing 787-9 Dreamliner đáp ứng lý tưởng các yêu cầu về dịch vụ định hướng 5 sao mà Bamboo Airways đề ra, đồng thời phù hợp hơn cho các chặng bay đường dài mà chúng tôi đang xây dựng, bao gồm cả các đường bay vượt châu lục”, ông Đặng Tất Thắng nói.
 
Máy bay tiên tiến bậc nhất
 
Trước đó, Bamboo Airways đã ký thỏa thuận mua 30 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner với tổng giá trị niêm yết 5,6 tỷ USD.  Việc tiếp nhận liên tiếp các máy bay mới, nhiều về số lượng và chuẩn về chất lượng, đóng vai trò then chốt trong việc đưa Bamboo Airways tới gần hơn mục tiêu cung cấp dịch vụ 5 sao trên mọi chuyến bay, trở thành hãng hàng không của sự hiếu khách mang tầm vóc quốc tế.
 
ảnh-2.jpg
Bamboo Airways sẽ tiếp nhận máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên trong tháng 12/2019
 
Boeing 787-9 Dreamliner hiện là dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu bậc nhất thế giới, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng để làm giảm tối đa trọng lượng của tàu bay.
 
So với các máy bay cùng chủng loại, Boeing 787-9 Dreamliner tiêu hao ít hơn 20% về chi phí nhiên liệu và ít hơn từ 30-40% chi phí bảo dưỡng.
 
Cabin của máy bay Boeing 787-9 Dreamliner được thiết kế tạo sự tiện nghi tối đa cho hành khách với không gian rộng rãi hơn, hệ thống chiếu sáng sử dụng công nghệ đèn LED, độ ẩm và áp suất trong cabin được giữ tương đương với áp suất ở độ cao 1,8km, giúp giảm bớt mệt mỏi cho các hành khách trên các chuyến bay dài.
 
Ghế ngồi hành khách được thiết kế rộng rãi với độ ngả thoải mái hơn. Ghế hạng thương gia có chế độ giường nằm ngả 180 độ.
 
Tiềm năng và cơ hội
 
Bamboo Airways thành lập vào năm 2017, chính thức khai thác thương mại vào tháng 1/2019. Hãng đang khai thác trên 30 đường bay nội địa và quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (Đài Loan và Macao). Hiện đội bay của Bamboo Airways dự kiến sẽ đạt 30 máy bay ngay từ cuối năm 2019. Dự kiến trong năm 2019, hãng sẽ mở rộng mạng lưới đường bay lên 37 – 40 đường, trong đó gồm các đường bay quốc tế đến Đài Loan (Trung Quốc) và Đông Nam Á.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đã vận chuyển hơn 2 triệu lượt hành khách với hơn 16.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối cùng tỉ lệ lấp đầy hơn 90%. Đồng thời, Bamboo Airways hiện là hãng hàng không đúng giờ nhất toàn ngành hàng không Việt Nam, với chỉ số OTP trung bình đạt 94% trong suốt 11 tháng đầu năm 2019, vượt xa các đối thủ cùng ngành.
 
Những nỗ lực này đã mang lại cho Bamboo Airways nhiều phản hồi tích cực từ hành khách và sự quan tâm đến từ đông đảo nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư... trong và ngoài nước.
 
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhà đầu tư, tháng 11/2019, Bamboo Airways đã chính thức công bố mã cổ phiếu giao dịch là BAV. Cổ phiếu BAV được Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định chất lượng Việt Nam (VIVC) định giá 82.280 đồng.
 
Hãng hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo đối tác trong lĩnh vực, nhà đầu tư, ngân hàng, quỹ tài chính trong và ngoài nước, ông Đặng Tất Thắng trả lời câu hỏi từ báo chí, cho biết thêm rằng sau khi ổn định số lượng máy bay, Bamboo Airways sẽ khởi động chào bán lần đầu ra công chúng (IPO).
 
“Đợt IPO sắp tới sẽ chào bán cho đối tượng được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với định hướng và quy mô của Bamboo Airways, bao gồm các đối tác chiến lược đến từ thị trường Nhật Bản, Mỹ, với mức giá chào bán không thấp hơn 150.000 đồng/cổ phiếu”, ông Thắng cho biết.
 
Các thông tin sâu hơn sẽ được cung cấp trong Hội thảo với chủ đề “Tiềm năng & Cơ hội đầu tư Bamboo Airways”, tổ chức vào ngày 22/12/2019 tại quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ Long (Quảng Ninh).
 
Chương trình hội thảo xoay quanh chiến lược kinh doanh, mục tiêu hoạt động của Bamboo Airways trong 10 năm tới, đồng thời giải đáp các câu hỏi về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Bamboo Airways trong thời gian tới.
 
Sự kiện dự kiến có sự góp mặt của hơn 300 khách mời, bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải - tài chính - chứng khoán, đối tác chiến lược, nhà đầu tư, khách hàng thân thiết, các đơn vị thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế…
 
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top