Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2017 | 9:58

Bảo hiểm tiền gửi, một trong những công cụ bảo vệ người gửi tiền hiệu quả

Chi trả tiền gửi được bảo hiểm là biện pháp cuối cùng mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tiến hành để bảo vệ người gửi tiền và góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Được quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hạn mức trả tiền bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Theo quy định của Luật BHTG, khoản tiền gửi được bảo hiểm vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

Ảnh minh họa.

Khác với các loại hình bảo hiểm khác, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là một định chế tài chính đặc biệt do Chính phủ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của BHTGVN nhằm đưa chính sách đảm bảo an sinh xã hội trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống (thường gọi là chính sách BHTG). Luật BHTG năm 2012 quy định: BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh chi trả tiền bảo hiểm, BHTGVN còn gián tiếp bảo vệ người gửi tiền thông qua những hoạt động nghiệp vụ khác. Cụ thể, BHTGVN thực hiện công tác giám sát và kiểm tra được thực hiện định kỳ theo tháng, quý và hàng năm đối với các tổ chức tham gia BHTG. Hoạt động nghiệp vụ này nhằm phát hiện sớm những biểu hiện yếu kém, vi phạm các quy định về BHTG, qua đó có thể cảnh báo sớm đối với tổ chức tham gia BHTG và có những báo cáo, kiến nghị NHNN. Ngoài ra, công tác thông tin tuyên truyền đã được BHTGVN tích cực triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của công chúng cũng như các tổ chức tham gia BHTG đối với chính sách BHTG và hoạt động của BHTGVN.

Khi Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Lê Minh Hưng cho hay, theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phải đánh giá kỹ lưỡng việc phá sản đối với việc an toàn của toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn với toàn nền kinh tế cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Vì thế, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước mong muốn Quốc hội xem xét để có quy định cụ thể ở trong luật, trong đó có biện pháp có thể chi trả tiền gửi cao hơn mức 75 triệu đồng trong từng trường hợp, tuỳ thuộc vào điều kiện ngân sách và từng trường hợp cụ thể. Hay nói cách khác, quy định nêu trên của dự thảo luật chỉ là một trong những biện pháp Chính phủ cân nhắc, xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Đây là biện pháp hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền. Nguồn sử dụng để hỗ trợ chi trả không dùng ngân sách nhà nước theo đúng nghị quyết của Quốc hội nhưng có thể sử dụng các nguồn lực nhà nước khác để xử lý vấn đề này.

BHTGVN là tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện chính sách BHTG, cũng là một thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia, là một trong những công cụ của Chính phủ trong việc bảo vệ người gửi tiền và giữ an toàn hệ thống. Bên cạnh BHTG, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước còn có các công cụ khác nhằm thực hiện mục tiêu chính sách công này như các chính sách kinh tế vĩ mô, ngân hàng trung ương thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, chính sách thuế… để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top