Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 11 năm 2017 | 11:9

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

KTNT - Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng, Nhà nước và chủ trương của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương về việc các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, sáng 6/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác mới, toàn diện để khai thác, sử dụng tốt các tiềm năng, thế mạnh hiện có của mỗi bên, mang lại lợi ích chung cho cả BHTGVN và VNPOST.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Quang Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN cho biết, BHTGVN là tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nước, được thành lập năm 1999, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Hiện BHTGVN đang bảo hiểm cho hơn 40 triệu tài khoản tại gần 1.300 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG). BHTGVN luôn đánh giá cao vai trò, vị thế của VNPOST cùng các đơn vị thành viên. Việc chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa BHTGVN và VNPOST sẽ mở ra các cơ hội hợp tác mới, toàn diện để khai thác, sử dụng tốt các tiềm năng, thế mạnh hiện có của mỗi bên, mang lại lợi ích chung cho cả BHTGVN và VNPOST.

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Tổng giám đốc VNPOST, hiện VNPOST đang có mạng lưới phục vụ lên tới hơn 13.000 điểm, trải dài tới tận cấp xã trên cả nước. Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có cùng kinh nghiệm và nguồn nhân lực của VNPOST, hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu hợp tác sâu rộng hơn nữa để triển khai thêm nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của BHTGVN thông qua mạng lưới bưu điện trên toàn quốc. VNPOST cam kết sẽ triển khai tốt nhất các nội dung hai bên đã thống nhất.

Hiện nay, BHTGVN chủ trương tập trung tuyên truyền chính sách một cách trực tiếp tới người gửi tiền, đặc biệt là người gửi tiền tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thiếu thông tin về hoạt động ngân hàng. Đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận do địa bàn phân bố rộng, đường xá đi lại khó khăn… Trong khi đó, VNPOST có thế mạnh về mạng lưới hoạt động với hơn 13.000 điểm giao dịch trải khắp 63 tỉnh thành, lan tỏa tới cấp xã, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93km/điểm, số dân phục vụ bình quân đạt hơn 7.000 người/điểm. Trung bình hàng năm, các điểm giao dịch của VNPOST phục vụ hàng trăm triệu lượt người sử dụng. Bên cạnh các dịch vụ bưu chính, VNPOST còn cung cấp dịch vụ phân phối truyền thông, đặc biệt là cung cấp độc quyền dịch vụ truyền thông tại các điểm giao dịch bưu điện. Đây chính là thế mạnh có thể đáp ứng nhu cầu của BHTGVN nhằm đưa chính sách BHTG tới cơ sở và nâng cao nhận thức của người gửi tiền. Thời gian gần đây, BHTGVN đã phối hợp với VNPOST thực hiện thí điểm tuyên truyền chính sách BHTG tại 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình và bước đầu thu được những kết quả tích cực. Sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, BHTGVN và VNPOST sẽ triển khai sâu rộng nhằm cụ thể hóa các nội dung, đạt được các mục tiêu đề ra, đồng thời thường xuyên thông tin cho nhau các nội dung liên quan, chủ động đề xuất các vấn đề cần hợp tác, phương thức hợp tác trong quá trình tổ chức triển khai.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top