Nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch tại Bến Tre vẫn tiếp diễn dù các ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 670 ha ao nuôi tôm ngoài quy hoạch, tức là trong vùng ngọt hóa của trên 1.500 hộ dân ở các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và Giồng Trôm. Đi đôi với việc đào ao nuôi tôm trái phép, các hộ dân còn khoan hơn 2.500 giếng trái phép, trong đó có 359 giếng chưa được trám lấp để khắc phục hiện trường.
Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử phạt 20 trường hợp với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.
Thời gian tới, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với vùng ngọt hóa; xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Ông Hồ Văn Thiệt, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Nông nghiệp -Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Giá tôm cao, bà con tiến hành nuôi nữa, chúng tôi đề xuất UBND tỉnh xử lý các trường hợp này. Chúng tôi đã xử lý 46 trường hợp tuy nhiên chỉ có 2 hộ nộp phạt, do đó rất khó để thực thi việc này. Thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền để bà con thấy tác hại của việc nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, quy hoạch lại sản xuất, nuôi trồng thủy sản, xây dựng một số mô hình nuôi tôm nước ngọt để cho bà con thích ứng làm”./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…