Lục Ngạn có diện tích vải thiều lớn nhất nước, đạt khoảng 16.000 ha, hiện đang bước vào vụ thu hoạch. Phóng viên Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Oanh, Bí thư Huyện uỷ để biết thêm về công tác sản xuất, tiêu thụ vụ vải năm 2022.
Xin ông đánh giá về vụ vải thiều năm nay có gì nổi bật so với năm trước?
Năm nay, so với năm trước chất lượng cao hơn, quả vải đẹp hơn, sản lượng tương đương năm ngoái, đạt khoảng 95.000 tấn (trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn).
Hai, việc hợp tác liên kết được các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, huyện thực hiện sớm giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ liên kết, đặc biệt là quan tâm mở rộng thêm thị trường trong nước, vì dư địa trong nước còn rất lớn.
Ba, tập trung cao cho xuất khẩu, trong đó thị trường truyền thống như Trung Quốc được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của họ ngày càng khắt khe hơn. Mở rộng các thị trường mới, sản lượng chất lượng cao đi châu Âu, châu Mỹ. Duy trì, phát triển thêm thị trường Nhật. Riêng thị trường Nhật, hiện nay diện tích, sản lượng xuất Nhật được Lục Ngạn thực hiện rất tốt.
Thứ tư, năm nay huyện tập trung hỗ trợ nhân dân bằng nhiều hình thức, trong đó có xây dựng mô hình điểm, đặc biệt là tổ chức các buổi tập huấn đảm bảo quy trình sản xuất và mã vùng trồng.
Cuối cùng, huyện tập trung cho công tác quảng bá, nâng cao thương hiệu, trong đó, có sự kết nối, quan tâm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, từ đó nâng cao chất lượng quả vải, nâng cao thương hiệu nông sản của Lục Ngạn.
Như ông nói lúc đầu, năm nay huyện đẩy mạnh liên kết, ông cho biết liên kết năm nay có gì nổi bật hơn so với năm trước?
Liên kết năm nay có sự chủ động hơn. Chủ động giữa huyện với tỉnh, các ngành đi xúc tiến ở các địa phương trong nước.
Thứ 2, là việc đưa quả vải lên các sàn thương mại điện tử. Năm 2021 là năm đầu tiên, năm nay, huyện tổng kết và mở rộng hơn, đây là một kênh tiêu thụ rất tốt, ứng dụng công nghệ thông tin để liên kết các tập đoàn lớn, trong đó, các siêu thị, các tập đoàn bán hàng online chúng tôi cũng mở rộng hơn rất nhiều.
Huyện xây dụng các tổ hợp tác, hợp tác xã để thu mua vải cho bà con, phân hạng các thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị để làm sao hướng đến bà con sản xuất coi trọng hơn về chất lượng để sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid. Theo ông, chính sách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường này?
So với mọi năm chắc chắn là ảnh hưởng hơn, kiểm soát dịch của Trung Quốc khá chặt chẽ, vì Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách Zero Covid, các quy định về phòng, chống dịch nâng cao hơn rất nhiều. Chúng tôi đang chỉ đạo để đảm bảo khâu xuất khẩu. Năm ngoái, toàn bộ xe được thông quan, năm nay hướng sẽ cắt công nên chuyển sang Trung Quốc cũng chậm đi.
Tại cuộc gặp mặt doanh nghiệp mới đây, một số thương nhân Trung Quôc kêu khó khi thông quan. Sau cuộc gặp, huyện đã phối hợp với các sở, ban, bộ ngành tháo gỡ như thế nào, thưa ông?
Ngay sau khi có ý kiến về mặt thông quan, họ phản ánh liên quan tới quy định của quả vải khi xuất sang Trung Quốc, bó vải theo tiêu chuẩn không còn lá, cắt cuống ngắn. Việc này, huyện chỉ đạo rất sớm, cùng với đó yêu cầu các cơ quan rà soát tuyên truyền cho nhân dân, để nhân dân hiểu thực hiện đúng quy định. Cùng quan điểm với các thương nhân xuất khẩu đi Trung Quốc, nếu bó vải không đảm bảo, sẽ từ chối việc thu mua. Từ đó, cảnh tỉnh, cảnh báo cho nhân dân, tránh việc đưa hàng lên phải quay đầu.
Thứ hai, là phối hợp với các ngành, đặc biệt với Sở Công Thương, lãnh đạo sở đã lên làm việc với cửa khâu, nên việc thông quan cũng sẽ thuận lợi hơn.
Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện Lục Ngạn đẩy mạnh kết nối tiêu thụ vải thiều cho người dân.
Hiện nay, huyện đang xuất bao nhiêu xe vải sang Trung Quốc và tối đa được bao nhiêu xe/ngày, thưa ông?
Đến nay, mới là đầu vụ nên lượng thông quan cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Chúng tôi nhận định tới đây chính vụ sản lượng vải đi rất lớn, Sở Công Thương sẽ có tổ công tác lên để hỗ trợ việc thông quan. Hy vọng, với sự phối hợp chắt chẽ giữa hai nước, các cơ quan, ban, ngành trong việc ưu tiên cho quả vải như mọi năm sẽ được tiếp tục.
Là năm thứ 2 xuất khẩu sang thị trường Nhật. Ông có thể cho biết, huyện kỳ vọng như thế nào về các thị trường cao cấp?
Hiện nay, có rất nhiều đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản và một số thị trường cao cấp. Nhiều tập đoàn đã ký xuất sang Pháp, châu Âu trên 1.500 tấn. Đã có chuyến hàng đầu tiên sang Mỹ. Có rất nhiều thông tin phản hồi chất lượng vải, giá cả khá tốt. Nhiều đơn vị mong muốn tiếp tục đẩy mạnh thị trường với khối lượng lớn hơn. Hy vọng, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trái vải sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường cao cấp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…