Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 12 năm 2015 | 5:21

Bình Điền khánh thành nhà máy thứ 5

Ngày 22/12, tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (Trảng Bàng - Tây Ninh), Công ty cổ phần Bình Điền - MeKong đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Bình Điền – Tây Ninh.

Đây là nhà máy sản xuất phân bón Đầu Trâu và thuốc bảo vệ thực vật Đầu Trâu, với dây chuyền sản xuất phân bón NPK sử dụng công nghệ tạo hạt bằng thùng quay hơi nước. Ưu điểm của công nghệ này là chất lượng sản phẩm hoàn toàn ổn định, không gây thất thoát nhiều đạm trong quá trình sấy, tăng độ cứng và cường lực của hạt NPK.

Đại diện Công ty Phân bón Bình Điền và các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, khi Nhà máy Bình Điền - Tây Ninh đi vào hoạt động, việc cung ứng các sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mang nhãn hiệu “Đầu Trâu” đã được bố trí rộng khắp ở các vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước và phục vụ xuất khẩu. Đó là Nhà máy Bình Điền - Long An làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Myanmar, Thái Lan; Nhà máy Bình Điền - Tây Ninh cung ứng sản phẩm cho khu vực Đông Nam Bộ và xuất khẩu sang thị trường Campuchia; Nhà máy Bình Điền - Lâm Đồng cung ứng sản phẩm cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; Nhà máy Bình Điền - Quảng Trị cung ứng sản phẩm cho khu vực Bắc Trung Bộ và xuất khẩu sang thị trường Lào; Nhà máy Bình Điền - Ninh Bình cung ứng sản phẩm cho khu vực các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, mỗi năm “Phân bón Đầu Trâu” cung ứng ra thị trường hơn 700.000 tấn sản phẩm các loại (trong đó tiêu thụ nội địa 600.000 tấn, xuất khẩu 100.000 tấn), với doanh số 7.000 tỷ đồng và 50 triệu USD.

Khi Nhà máy Bình Điền - Tây Ninh đi vào hoạt động, trong 2 năm đầu tiên, mỗi năm nhà máy sẽ cung ứng ra thị trường 50.000 tấn phân bón NPK cùng 3.000 tấn phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật; đến năm 2017, khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án, nhà máy sẽ cung ứng ra thị trường 100.000 tấn phân bón các loại cùng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, trong đó ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ để khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu sẳn có của tỉnh Tây Ninh.

Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Bình Điền - Tây Ninh.

Ông Phan Hùng Cường, Giám đốc Công ty CP Bình Điền – MeKong cho biết: “Sau hơn 1 năm xây dựng, Nhà máy Bình Điền – Tây Ninh đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sản xuất với diện tích 3,2ha; tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 xây dựng 1,5ha, vốn đầu tư 60 tỷ đồng, công suất sử dụng trong giai đoạn 1: phân bón lá 2.000 tấn/năm, thuốc bảo vệ thực vật 1.000 tấn/năm, riêng phân bón NPK sử dụng công nghệ tạo hạt bằng thùng quay hơi nước 50.000 tấn/ ăm. Trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ tiếp tục được hoàn thiện với các hạng mục văn phòng làm việc, phân xưởng sản xuất phân hữu cơ với công suất 40.000 tấn/năm.

Được biết, Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong tiền thân là chi nhánh sản xuất phân bón lá cao cấp và thuốc bảo vệ thực vật được thành lập vào đầu năm 2005 thuộc Công ty CP Phân bón Bình Điền. Đầu năm 2007, chi nhánh phát triển thành Công ty Bình Điền – MeKong.

Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Bình Điền - MeKong từ ngày 5/5/2008 theo quyết định số 157/QĐ.TC-BĐ của Công ty CP Phân bón Bình Điền với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó Công ty CP Phân bón Bình Điền góp 51% vốn điều lệ.

Bình Điền – MeKong có mối quan hệ chặt chẽ với các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Được sự quan tâm, hỗ trợ  rất nhiều từ Hội đồng khoa học kỹ thuật của công ty mẹ để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, để người nông dân khi sử dụng các sản phẩm của Bình Điền - MeKong luôn đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, Bình Điền – MeKong cũng có mối quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để từ đó ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất vào sản phẩm. Vừa qua, Bình Điền - MeKong đã ký kết hợp đồng sản xuất và phát triển chế phẩm sinh học Pseudomonas, Bokashi Trichoderma với Trường Đại học Nông - Lâm - Đại học Huế để ứng dụng vào các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7, Đầu Trâu HCMK 8 và Đầu Trâu HCMK8 Plus - giúp ngăn ngừa bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh thối rễ trên cây hồ tiêu, cây ăn trái và rau màu. Các chế phẩm sinh học trên lần đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam. Đến nay, các sản phẩm này phát huy tác dụng rất tốt và được nông dân ưa chuộng.

Ngoài ra, Công ty cũng đầu tư sâu vào việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất các dòng phân khoáng NPK cao cấp, bổ sung nhiều đa trung vi lượng hơn, cụ thể là Đầu Trâu Đa Năng, Đầu Trâu Lớn Trái, Đầu Trâu MK CaSiBo, Đầu Trâu MK CaSiZn…

Quang Minh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top