Thực phẩm bẩn tràn lan là một trong những nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí là đến tính mạng con người.
Người tiêu dùng ngày càng lo lắng đổ xô đi “săn” thực phẩm sạch. Nhưng có một thực tế là dù bỏ ra số tiền lớn, nhiều người chưa chắc đã mua được thực phẩm an toàn, bổ dưỡng.
Ma trận thực phẩm sạch – Người tiêu dùng mua bằng niềm tin
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018, có tới 1.200 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Chỉ riêng tháng 6/2018, cả nước đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và 1 trường hợp tử vong.
Câu chuyện về thực phẩm an toàn chưa bao giờ hết nóng khiến người tiêu dùng lo lắng hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng đi xa hơn, chịu khó chi tiêu nhiều hơn để mua thực phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình.
Chị Hoàng Linh (Hà Nội) cho biết: “Công việc bận rộn nên trước đây đi làm về là mình cứ tạt vào chợ cóc ven đường mua đồ nấu bữa tối, vừa rẻ vừa tiện. Nhưng giờ đọc báo đài thấy nhiều vụ ngộ độc do ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc khiến mình bất an nên chuyển qua đặt hàng của mấy chị bán ở khu chung cư, giá cao hơn nhưng yên tâm hơn”.
Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, trào lưu bán thực phẩm sạch mọc tràn lan trên mạng khiến người mua hoa mắt chóng mặt. Chỉ cần gõ từ khoá “thực phẩm sạch”, google lập tức cho tới gần 90 triệu kết quả với hàng nghìn trang web bán thực phẩm sạch, chưa kể các cá nhân bán online trên facebook.
Thường xuyên mua hàng được giới thiệu là thực phẩm an toàn nhưng chị Linh cũng thừa nhận không đảm bảo được 100% đó là sạch: “Mình mua vì tin tưởng là chính, các bạn bán đều giới thiệu hàng do người nhà trồng ở quê gửi lên chứ mình không xác định được họ trồng, chăm sóc như thế nào”.
Chị Phương Nga (Thành phố Hồ Chí Minh) khá thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm vì sống chung với bố mẹ chồng và có con nhỏ. Chị cho biết thường xuyên mua tại địa chỉ quen trên phố Nguyễn Trãi (quận Bình Thạnh) “Họ giới thiệu là thực phẩm hữu cơ nên giá khá cao, gấp đôi, gấp ba rau bán ở chợ”. Cũng như chị Linh, chị Nga cho biết chủ yếu chỉ xem được tem mác, hạn sử dụng…các thông tin đều mang tính tham khảo là chính chứ không được tận mắt thấy các công đoạn gieo trồng để thực sự tin tưởng.
Làm thế nào để mua được thực phẩm sạch thực sự?
Trước ma trận bán thực phẩm sạch, người tiêu dùng rất khó xác định đâu là hàng an toàn, BS dinh dưỡng Đào Thị Yên Phi (Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM) cho biết, cách nhanh chóng nhất để xác định trong thực phẩm có chứa hóa chất độc hại hay không là sử dụng các kit thử (một loại thuốc thử có hiển thị màu sắc trên thực phẩm) và xác định sự hiện diện của chất gây độc hại bằng sự thay đổi màu sắc của thuốc thử, ví dụ các loại kit thử hàn the, formaldehyde...
Tuy nhiên, các kit thử này hiện nay còn khá hạn chế ở Việt Nam, cả về mặt chủng loại lẫn về mặt phân phối, chỉ chủ yếu sử dụng ở các cơ quan có chức năng quản lý thực phẩm hơn là đến tận người tiêu dùng nên khách mua chỉ có thể cảm nhận bằng cảm quan.
Vì thế, để mua được thực phẩm an toàn, các bà nội trợ nên chọn mua thực phẩm ở các nơi bán hàng có uy tín và có hệ thống kiểm tra thực phẩm đầu vào trước khi phân phối như các siêu thị lớn, các nhà phân phối chính thức từ các công ty... Tại đây, khách hàng còn có thể truy xuất sản phẩm rau – củ - quả chỉ bằng một thao tác quét mã QR code đơn giản trên phần mềm điện thoại để biết sản phẩm thu hoạch theo ngày giờ từ nông trường nào một cách rõ ràng.
Ngoài ra, một số đơn vị hiếm hoi đã dám đưa khách hàng tới tận nơi sản xuất để xem quy trình sản xuất của họ như thực phẩm sạch Hello Măm hay đặc biệt là chương trình hành trình Tương lai Xanh của Công ty sản xuất nông sản VinEco.
Trong thời đại mà vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu, khách hàng hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mà không tốn tiền một cách vô nghĩa./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…