Do nằm gần huyện Vĩnh Tường, nơi có nghề nuôi bò sữa khá phát triển, nên xã Bồ Lý (Tam Đảo) cũng có một số hộ làm theo, cho thu nhập cao.
Anh Trần Văn Hùng, thôn Cầu Trang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cho biết, do thấy bà con huyện Vĩnh Tường, địa phương nằm liền kề với xã Bồ Lý, nuôi bò sữa có thu nhập ổn định, năm 2011, anh đã sang xã Phù Đổng (Gia Lâm – Hà Nội), mua 2 con bò sữa về nuôi và phát triển đến ngày nay.
Giá sữa thời điểm này đạt 10.000 đồng/lít, bình quân mỗi ngày thu 20 – 25 kg sữa. Từ năm 2013 đến nay sữa tăng giá 14 – 15.000 đồng/kg, nên thu nhập khá hơn. Đồng thời lúc này, đàn bò của anh cũng đã tăng lên 5 con, mỗi ngày thu hoạch 40 – 50 kg sữa.
Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, đàn bò của gia đình anh đã tăng lên 38 con, trong đó có 12 con đang khai thác sữa, còn lại là bê con và bò chửa; bình quân 1 ngày thu 3 – 4 tạ sữa, đầu ra nhập cho hãng sữa Cô gái Hà Lan.
Hiện, 1 bê đực (40 – 50 kg), có giá từ 50 – 55.000 đồng/kg; bê cái 7 – 8 triệu đồng/con 1 tháng tuổi.
Về nguồn thức ăn, trước đây trồng cỏ voi trên diện tích sẵn có của gia đình, nhưng nay do đàn bò phát triển mạnh, phải thuê thêm đất của bà con mới đủ cung cấp cho đàn bò.
Thức ăn thô trong mùa đông, phải phơi cỏ để ủ chua dự trữ. Thức ăn tinh, phải mua cám hỗn hợp của các nhà máy có uy tín, bình quân 7.000 đồng/kg. Bò sữa 1 ngày ăn 50 kg thức ăn thô xanh, 10 kg tinh bột (cám hỗn hợp).
Theo đó, bình quân 1 năm, gia đình anh Hùng thu nhập 50 tấn sữa, tương đương 700 triệu đồng, trừ chi phí, thu nhập khoảng 400 triệu đồng, cao nhất trong những hộ nuôi bò sữa ở Bồ Lý. Nhân công chủ yếu do 3 lao động trong gia đình, bố, mẹ và anh đảm nhận, không phải thuê thêm người.
“Hiện, Bồ Lý có khoảng 20 hộ chăn nuôi bò sữa, hộ thấp nhất thu nhập 100 triệu đồng/năm. Toàn huyện Tam Đảo có 8 xã và 1 thị trấn, trong đó, có 3 xã nuôi được bò sữa: Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù, nhiều nhất là xã Bồ Lý.
Song, việc mở rộng đàn bò gặp nhiều khó khăn, do đây là địa phương đất chật, người đông, thiếu diện tích để trồng cỏ, và làm nơi chăn thả để thư giãn cho đàn bò”, anh Hùng cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.