Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 5 năm 2020 | 16:7

Bộ Nông nghiệp: Tiếp tục nhập khẩu lợn giống để phục vụ tái đàn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, sẽ tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn.

Kiểm tra công tác kiểm dịch lợn nái hậu bị vừa nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam tại khu cách ly kiểm dịch động vật trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong đêm qua và sáng nay (13/5), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, trong bối cảnh nguồn cung con giống trong nước chưa đáp ứng yêu cầu, sẽ tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để đáp ứng con giống phục vụ khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn.

Nhập khẩu lợn nái hậu bị được thực hiện giữa công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức của Việt Nam thông qua ký kết hợp đồng với công ty Inspired Nutrient - công ty sản xuất lợn giống của Thái Lan liên kết với Đan Mạch. Lô lợn nhập khẩu vừa về đến Việt Nam gồm 250 con trong tổng số 20 nghìn con lợn nái và 200 lợn đực giống mà doanh nghiệp sẽ nhập về trong năm nay.

 

tiep tuc nhap khau lon de nhan giong, phuc vu tai dan tu nay den cuoi nam hinh 1
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, sẽ tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn.

 

Ông Phạm Trần Sum, Giám đốc công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 8 doanh nghiệp sẽ hoàn tất việc nhập khẩu toàn bộ lợn này. Ước tính với chu kỳ khoảng 5 tháng sau khi lợn nái nhập khẩu sinh sản thì đến tháng 12 năm nay, doanh nghiệp này không những đủ con giống để tăng đàn và tái đàn cho các trang trại trong hệ thống mà còn cung cấp con giống ra thị trường đáp ứng nhu cầu tái đàn cho các gia trại, trang trại ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Vĩnh Phúc.

“Trong số 20.000 lợn nái nhập về theo kế hoạch có một nửa phục vụ việc tái đàn của doanh nghiệp số còn lại sẽ cung cấp ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. Giai đoạn này Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp cùng chia sẻ với người tiêu dùng về giá thịt lợn, việc nhập khẩu lợn giống là hết sức cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp có con giống để tái đàn, mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm sao giảm được nhanh nhất giá thịt lợn hơi trên thị trường, bảo đảm lợi ích người tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng”, ông Sum nêu rõ.

Ngay sau khi thông quan tại cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong đêm 12/5, cơ quan kiểm dịch thú y đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai báo tình trạng sức khỏe của đàn lợn giống, qua kiểm tra ban đầu không phát hiện triệu chứng lâm sàng của các dịch bệnh truyền nhiễm trên lợn.

Theo ông Lê Đình Huệ, Chi cục phó Chi cục Thú y Vùng 3 lô lợn nhập khẩu tiếp tục được lấy mẫu giám sát về các bệnh truyền nhiễm trên động vật, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi ngay tại khu cách ly trong thời gian tối thiểu là 28 ngày và không quá 45 ngày theo quy định.

Nếu lô hàng đảm bảo các yêu cầu về an toàn dịch bệnh sẽ được cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu và thông báo đủ điều kiện cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi lô lợn được vận chuyển đến.

“Thời gian cách ly theo Luật quy định không quá 45 ngày, trong quá trình kiểm dịch chúng tôi phối hợp với doanh nghiệp nhập khẩu lợn tổ chức lấy mẫu sớm nhất để xét nghiệm đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp áp dụng tiêm phòng đầy đủ các bệnh trên động vật theo quy định. Khi hoàn thành xét nghiệm sẽ cấp giấy Chứng nhận, điều này khẳng định lô lợn giống nhập về an toàn để khi cơ sở tiếp nhận chăn nuôi, sẽ biết được con giống đó đủ điều kiện về an toàn dịch bệnh góp phần tăng đàn và khôi phục đàn”, ông Huệ cho biết thêm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung con giống trong nước chưa đáp ứng yêu cầu sẽ tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để đáp ứng con giống phục vụ công tác tăng đàn và tái đàn, và việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có “hạn ngạch”. Để tăng đàn và tái đàn lợn trước mắt phải quyết liệt ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học ở mức cao nhất.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục hỗ trợ thiệt hại cho các gia trại, trang trại bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi để người chăn nuôi có vốn duy trì sản xuất,  tái đàn và tăng đàn. Đề xuất và tạo điều kiện về quỹ đất để chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại và chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cách xa khu dân cư.

Đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại hỗ trợ về lãi suất để người chăn nuôi tổ chức tăng đàn, tái đàn trong thời gian ngắn nhất đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá thịt lợn cũng như tăng nguồn cung thịt lợn trong nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ: “Việc nhập giống về trước hết đáp ứng cung cầu về giống và bình ổn giá thịt lợn. Khi đàn nái bố mẹ được nhập về sản xuất ra con giống sẽ đáp ứng từng bước nhu cầu giống đang thiếu hụt hiện nay, qua đó giảm giá bán lợn giống cũng như đáp ứng nhu cầu con giống cho các gia trại, trang trại hiện nay của doanh nghiệp và các địa phương để tăng quy mô đàn lợn giống và lợn thịt, từng bước đáp ứng nhu cầu thịt lợn vào quý 3 và quý 4 trong năm nay”./.

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top