Trong cuộc gặp với các doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) lớn sáng 24-4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kêu gọi DN giảm giá TĂCN nhằm góp phần “giải cứu” ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo đang gặp khó khăn.
Mua bán thịt heo ở chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM - Ảnh: Quang Định |
"Cứu hỏa phải làm ngay"...
Theo ông Cường, giảm giá thành đầu vào, trong đó có giá thức ăn, thuốc thú y và nâng cao chất lượng giống, đang được coi là một trong những giải pháp để cứu ngành chăn nuôi. Hiện một công ty sản xuất TĂCN lớn có hứa sẽ giảm giá sản phẩm 5-7%, số còn lại chưa công bố mức giảm nhưng cho biết họ sẽ bàn để giảm.
Ông Cường đề nghị các DN phải bàn ngay, tìm biện pháp ngay. “Cứu hỏa phải làm ngay, chứ để hai tuần nữa thì lửa cháy hết rồi” - ông Cường nói. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ bàn với Bộ Công thương để xúc tiến xuất khẩu thịt heo.
Khâu trung gian cản trở việc tiêu thụ
Bộ NN&PTNT ước tính các chuồng nuôi hiện có xấp xỉ 30 triệu con heo, trong đó có một tỉ lệ đáng kể là heo quá lứa trọng lượng trên 100 kg/con. Giá heo đã giảm mạnh còn 1/2 so với cùng kỳ 2016, một số tỉnh thành thương lái chỉ mua giá 25.000 đồng/kg, người chăn nuôi đang lỗ nặng do giá thức ăn đang ở mức 900 đồng/kg, mà phải 4kg thức ăn mới có 1kg heo hơi.
Trong khi đó, có nghịch lý là giá thịt heo bán trên thị trường vẫn ở mức rất cao: giá thịt heo tùy loại vẫn trên dưới 100.000 đồng/kg, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thịt heo. Một trong những nguyên nhân là khâu trung gian gồm thương lái thu gom heo hơi, giết mổ, phân phối thịt heo... luôn tìm cách giảm giá mua và giữ giá bán nên góp phần tạo nghịch lý giá heo hơi thấp nhưng thịt heo bán ra vẫn cao.
Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội TĂCN VN, cho biết một số quốc gia châu Á như Singapore, Brunei, Trung Quốc và Nhật Bản nhập khẩu thịt heo, nhưng đến nay VN chưa xuất khẩu được vào các nước này, mới xuất khẩu tiểu ngạch vào Trung Quốc. Do đó về dài hạn, cần xúc tiến xuất khẩu vào các nước này. Trong ngắn hạn, Bộ NN&PTNT khuyến khích DN chế biến và trữ đông thịt heo, Nhà nước có biện pháp hỗ trợ về vốn cho DN tham gia trữ đông thịt heo.
Ông Nguyễn Anh Đức (phó tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op): Giảm giá bán thịt heo để kích cầu Từ ngày 24-4, hệ thống Saigon Co.op bắt đầu giảm giá trên 10% đối với các sản phẩm thịt heo nhằm khuyến khích tiêu thụ thịt heo, đồng thời giữ nguyên giá mua để hỗ trợ bà con chăn nuôi đang gặp khó do giá thịt heo hơi đang xuống thấp. Với cách làm này, chúng tôi hi vọng sức cầu từ thị trường sẽ tăng, góp phần giúp người chăn nuôi tiêu thụ nhanh lượng heo còn tồn đọng, ùn ứ hiện nay. Tuy nhiên, thời gian duy trì chương trình này còn tùy thuộc vào tình hình thị trường cũng như năng lực dự trữ của các nhà cung cấp. Chúng tôi sẵn sàng hi sinh lợi nhuận, miễn sao góp phần hỗ trợ người chăn nuôi. Ông Nguyễn Ngọc An (tổng giám đốc Vissan): Không đủ năng lực cấp đông, dự trữ Để giải quyết bài toán lượng thịt heo đang dôi dư hiện nay không phải là điều đơn giản. Dù chiếm gần 10% thị trường thực phẩm tươi sống (chủ yếu tập trung ở TP.HCM), ngay cả khi chúng tôi có tăng số lượng giết mổ lên khoảng vài trăm con/ngày cũng không giải quyết được gì nhiều, chưa kể năng lực giết mổ gia súc của Vissan đang trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, lực lượng lao động không đủ để tăng thêm sản lượng giết mổ dù đã tăng ca làm việc. Hơn nữa, nếu tăng thêm công suất giết mổ, chúng tôi phải thuê cấp đông bên ngoài, rất khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm sau giết mổ. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.