Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (nuôi tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).
Trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I được thành lập để thực hiện Pha 3 “Nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển của Việt Nam” thuộc Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I” được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác và Phát triển của Na Uy.
Trang trại có diện tích 100.000m2 mặt biển và 1.000m2 mặt đất; được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng công nghệ lồng HDPE của Na Uy, với 20 lồng nuôi (chu vi 60m, thể tích 2.400m3) để nuôi cá chim vây vàng thương phẩm và 22 lồng nhựa HDPE vuông (kích thước 5m X 5m X 5m) để lưu giữ cá bố mẹ, ương cá giống nhỏ lên cá giống lớn;
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, trang trại đã khẳng định được sự phát triển bền vững dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Từ năm 2019 trở đi hoạt động ổn định với sản lượng hơn 200 tấn/vụ 8-10 tháng; kích cở cá thương phẩm 0,5-1kg tùy thuộc vào nhu cầu thị trường;
Phú Yên: Nông dân trồng hoa màu gặp khó vì nắng hạn
Do thời tiết diễn biến bất thường, trong nhiều tháng qua nắng nóng kéo dài liên tục đã gây ảnh hươgr lớn đến canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Nhiều diện tích hoa màu thiếu nước bị chết khô, bà con ở các địa phương đang vất vả tìm kiếm nguồn tưới để cứu cây trồng.
Theo những hộ trồng hành lá ở thôn Sơn Thọ, do thiếu nước nên bà con không thể tưới đều đặn mỗi ngày 1 lần như lúc trước mà phải canh bơm nước từ 5-10 lần/ngày mới tưới hết đám (tùy diện tích), vì mỗi lần tưới chỉ bơm được khoảng 10-15 phút là hết nước phải đợi khoảng 1 giờ sau mới có nước lại.
Chủ tịch UBND xã Hòa Kiến Tô Văn Toản cho biết: Toàn xã có khoảng 60ha đất canh tác hoa màu, tập trung tại 2 thôn Sơn Thọ và Cẩm Tú.
Do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng, hơn 2 tháng nay, nguồn nước phục vụ sản xuất chính của bà con địa phương từ suối Đá Bàn và giếng khoan đều khô kiệt khiến hơn 50% diện tích hoa màu bị thiếu nước, trong đó một số diện tích đã chết khô.
Tại vùng trồng cây ăn quả ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) những ngày qua, người dân ở đây cũng vất vả tìm cách đưa nước về tưới rẫy
Thiếu nước cho phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là một khó khăn rất lớn đối với các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, nhất là trong những ngày khô hạn như thế này. Việc bảo đảm nguồn nước để sản xuất là một yêu cầu rất cấp bách.
Hiện nay chính quyền chính quyền các cấp cũng đang tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vấn đề hạn hán này.
Bình Định: Đã có 3.418ha lúa bị hạn
Ông Hồ Đắc Chương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết: Nắng nóng gay gắt tiếp diễn những ngày qua càng làm cho tình hình thiếu nước tưới thêm căng thẳng, diện tích lúa Hè Thu bị hạn đã tăng lên 3.418 ha, trong đó có 180 ha lúa đã bị chết.
Diện tích lúa bị hạn thuộc khu tưới các công trình thủy lợi nhỏ, công trình tạm và khu tưới đầm Trà Ổ, cuối kênh Lại Giang, trong đó huyện An Lão có 97 ha, Vĩnh Thạnh 65 ha, Hoài Nhơn 344 ha, Phù Mỹ 499 ha, Phù Cát 90 ha, Tây Sơn 237 ha, Hoài Ân 340 ha, Tuy Phước 163 ha, TP Quy Nhơn 697 ha… Hiện ngành Nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra và thông tin tình hình hạn hán để người dân biết, chủ động phòng chống.
Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cũng đang tích cực điều tiết nước tưới từ các hồ chứa và hệ thống kênh tưới Văn Phong bổ sung nước tưới cho các địa phương, đồng thời tăng cường thêm các máy bơm nước tại khu vực đầm Trà Ổ (huyện Phù Mỹ) và dọc sông Lại Giang (huyện Hoài Nhơn) để bơm nước chống hạn; mặt khác, tổ chức quản lý, vận hành tốt các cống tràn trên đê Đông, không để xâm nhập mặn…
Quảng Ngãi: Tăng quy mô đàn gia súc ăn cỏ
Trong giai đoạn hiện nay, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển.
Tỷ lệ thịt heo hiện chiếm trên 70%, còn thịt gia súc ăn cỏ chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng thịt các loại trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp, gia súc ăn cỏ được xem là đối tượng giúp cân bằng sản lượng thịt, nhằm phục vụ cho người tiêu dùng.
Vì vậy, tăng đàn gia súc ăn cỏ đang được ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương cân nhắc
Trên địa bàn tỉnh, tổng đàn gia súc ăn cỏ hiện chỉ trên 350 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 79 nghìn tấn (tính chung giữa thịt heo và gia súc ăn cỏ). Năm 2018, tổng đàn và sản lượng thịt hơi có tăng nhẹ so với năm 2017, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện Dự án “Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2018”, góp phần tăng tỷ lệ bò lai trong tổng đàn đạt 70,6%, tăng sản lượng và chất lượng thịt bò đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo đà phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá.
“Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là cần các cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, nguồn vốn đủ sức hấp dẫn, tạo điều kiện cho DN liên kết với các hộ chăn nuôi hướng đến sản xuất hàng hóa. Trong đó, các DN đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như: Tổ hợp tác, hội, hiệp hội ngành hàng cũng như chú trọng việc xây dựng các thương hiệu”, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở NN&PTNT) Ngô Hữu Hạ đề xuất.
Hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đang diễn ra và có nhiều bất thường trên địa bàn cả nước, tuy số lợn mắc bệnh chủ yếu chỉ tập trung vào những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà không phải là những trang trại lớn
Số lợn phải tiêu hủy chưa đến 30% tổng đàn, tuy nhiên hướng chăn nuôi gia súc ăn cỏ cũng là một trong những hướng đi cần được quan tâm để giải quyết được vấn đề thịt gia súc cho nhu cầu của xã hội
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.