Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 10 năm 2021 | 20:21

Bộ trưởng NN&PTNT chia sẻ về nghịch lý giá thịt lợn

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết thị trường đang ở giai đoạn sản lượng thịt lợn dư thừa nhưng thu nhập của người chăn nuôi lại lao đao do giá xuống.

bt-hoan.jpg

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan

 

Ngày 24/10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có trao đổi liên quan tới nghịch lý giá thịt lợn hơi - lợn thịt trong thời gian qua.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết giá cả được quyết định đơn thuần dựa vào yếu tố cung - cầu gặp nhau. Tuy nhiên, cùng lúc do thị trường bị đứt gẫy vì dịch COVID-19 thì “rộ” lên thông tin cho rằng thịt lợn đang “thừa mứa”, tạo nên “yếu tố cảm xúc” khiến người nông dân bằng mọi giá phải bán ra. Cùng một lúc nhiều người bán nên tạo áp lực đầu cung trên thị trường. Vì vậy, cần bình tĩnh phân tích toàn bộ chuỗi cung ứng để xem nguyên nhân nằm ở đâu để tháo gỡ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng về vấn đề cung-cầu thị trường, chúng ta phải quen dần trường hợp có lúc lên lúc xuống, không thể nào cân bằng tuyệt đối được. Vì có nhiều tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt trong thời điểm cục bộ.

Bộ trưởng thừa nhận: “Đúng là ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm, ngay cả trong điều kiện bình thường cũng chưa có dự báo và điều tiết được nên ngành nông nghiệp sẽ chấn chỉnh lại”. Theo Bộ trưởng, từ trước tới nay, ngành nông nghiệp chỉ tập trung nhiệm vụ khuyến khích sản xuất, nên cứ sản xuất và lấy số liệu sản xuất đó. Nhưng, đây chưa phải là kinh tế mà chỉ khi nào hàng hóa ra đến thị trường thì mới là kinh tế.

Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần quan tâm hơn tới vấn đề kết nối nông sản giữa đầu vào với đầu ra. Đồng thời cần công nghệ số để quản lý việc này thuận tiện hơn. Ngành nông nghiệp phải đảm nhiệm thêm đầu thị trường, thì mới khuyến khích nông dân tăng, giảm sản lượng như thế nào, vào lúc nào…

“Sản lượng tăng không đồng nghĩa với thu nhập tăng, thậm chí có thời điểm ngược lại, như thời điểm này, sản lượng thịt lợn dư nhưng thu nhập của bà con lại lao đao do giá xuống. Do đó phải tuân theo đúng quy luật kinh tế thị trường”, Bộ trưởng cho biết.

Nói về việc tính toán cân đối cung-cầu của thị trường thịt lợn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết vừa qua, các địa phương đã mở luồng xanh, nhiều hoạt động trở lại, chợ mở cửa, nên giá đã bắt đầu nhích lên. Do đó, cần thực hiện chủ trương phục hồi kinh tế, mở thị trường linh hoạt, trong điều kiện an toàn sẽ giúp tác động cung-cầu.

“Bộ NN&PTNT không thể tác động cung cầu để đẩy giá lên. Do đó, Bộ sẽ phối hợp với các ngành để giải quyết được việc mở cửa thị trường, không bị tắc khâu vận chuyển. Tuy nhiên, tình hình rất khó lường, tất cả các phương án là dự trù bởi dịch bệnh có thể có diễn biến phức tạp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Trong thời gian tới, với chủ trương bao phủ vaccine cao của Chính phủ, chiều hướng thị trường sẽ tốt hơn”, ông Hoan nhận định và cho biết ngành nông nghiệp có trách nhiệm đưa ra nhiều kịch bản để làm sao đảm bảo cung cầu, nhất là vào dịp Tết. Trong đó, Bộ NN&PTNT sẽ bám sát và thống kê lại số lượng, phân loại theo độ tuổi của lợn, đồng thời, tập trung phân tích lại đầu cung theo từng thời điểm, rà soát lại nhu cầu tiêu dùng dịp Tết trong nhiều năm vừa qua. Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT cũng sẽ ngồi lại với các trung tâm phân phối, tiêu thụ lớn và cùng với các doanh nghiệp FDI để phân tích số liệu cụ thể.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top