Sau khi phát hiện một số hộ dân ở Đồng Tháp dùng xi măng bón phân cho lúa, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường kiểm tra và giải thích cho người dân hiểu rõ về tác hại, khuyến cáo người dân không dùng xi măng để bón cho lúa và các cây trồng khác.
Người dân không được tự ý dùng xi măng bón cho lúa. (Ảnh minh họa).
Theo Công văn số 91/TT-VPPN của Cục Trồng trọt, qua báo chí và kiểm tra xác minh của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, đến nay có hai trường hợp nông dân sử dụng xi măng bón cho lúa, gồm một nông dân ở huyện Lai Vung và một ở huyện Lấp Vò, chưa phát hiện thêm trường hợp nào tương tự ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hiện tượng nông dân tự phát thực hiện, không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đất.
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Xi măng không phải là phân bón, cũng không phải chất cải tạo đất, về cơ bản xi măng không có các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Khi xi măng vào đất sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chất đất và sinh trưởng phát triển của cây trồng. Do vậy không được sử dụng xi măng bón cho lúa cũng như các cây trồng nông nghiệp.
Là nước sản xuất lúa gạo hàng hóa và xuất hiện gạo lớn trên thế giới, những tác động tiêu cực đến sản xuất lúa đều có thẻ gây bất lợi cho tinh hình sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ảnh hưởng thương hiệu lúa gạo nước ta.
Bón phân theo "4 đúng" cùng với các biện pháp kỹ thuật áp dụng phổ biến trong canh tác lúa hiện nay như 1 giảm 5 giảm, canh tác theo VietGAP... là những kỹ thuật canh tác tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất cần khuyến cáo mạnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị lúa gạo Việt Nam.
Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường kiểm tra và giải thích cho người dân hiểu rõ về tác hại, khuyến cáo người dân không dùng xi măng để bón cho lúa và các cây trồng khác.
P.V
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.