Khoảng 2 tuần nay, giá cá lóc nuôi thương phẩm ở Đồng Tháp tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng và thời tiết giao mùa xuất hiện dịch bệnh làm tỉ lệ cá chết cao.
Ảnh minh họa
Hiện tại thương lái đến tận ao nuôi để đặt cọc với giá từ 38.000 - 42.000 đồng/kg; cao điểm có hộ bán tới 45.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với vài tuần trước.
Nhiều năm trở lại đây, phong trào nuôi các lóc thương phẩm trong ao, hầm... tập trung chủ yếu ở các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, TX Hồng Ngự... Bà Nguyễn Thị Nga ngụ xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, cho biết vừa nhận tiền cọc của thương lái với giá 38.000 đồng/kg nhưng khoảng 2 tuần nữa mới bắt cá. Thời tiết xấu làm cá hao hụt nhiều nhưng bù lại giá cao.
Theo tính toán của các hộ nuôi, sau 5 - 6 tháng thả nuôi, với giá như hiện nay, trừ toàn bộ chi phí giống, thức ăn, thuốc thủy sản, người nuôi thu lãi khoảng 50 - 70 triệu đồng/tấn cá thương phẩm.
Mặt khác, việc cá lóc thương phẩm tăng giá cũng kéo cá lóc giống tăng giá theo, hiện từ 450 - 500 đồng/con, tăng từ 50 - 100 đồng/con.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.