Các tỉnh miền Trung sẵn sàng ứng phó với bão CONSON
Bão CONSON đang ở miền Trung Philippines. Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ nên các địa phương đang khẩn trương công tác ứng phó.
Nghệ An ra Công điện chỉ đạo ứng phó với thiên tai
Để giảm thiểu thiệt hại về cả vật chất lẫn con người khi cơn bão CONSON ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, Văn phòng BCH phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An vừa có Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn gửi đến các địa phương, đơn vị để thực hiện.
Theo đó, Văn phòng BCH yêu cầu các đơn vị rà soát phương án ứng phó và triển khai công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện số 28/CĐ-UBND ngày 06/9/2021, Sổ tay hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-TWPCTT ngày 23/8/2021 và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là phương án sơ tán đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, mưa, lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đồng thời đảm bảo phòng, chống dịch và an toàn cho các địa điểm sơ tán.
Theo dõi chặt chẽ các bản tin về bão; thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện và cho người trên các tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá vãng lai.
Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; an toàn cho nhân dân trên các đảo ven biển.
Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
Duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Đối với vùng đồng bằng: Sẵn sàng phương án vận hành công trình tiêu úng, đề phòng ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lớn.
Ở các khu vực miền núi BCH yêu cầu các địa phường triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, khu khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Chủ động lên phương án, đưa tàu thuyền về nơi tránh bão
Bão CONSON được dự báo là cơn bão mạnh, có cường độ gió và tầm ảnh hưởng rộng, do đó một số huyện ven biển của tỉnh Nghệ An đã chủ động kêu gọi tàu thuyền, đang ở ngoài khơi xa về tránh trú bão.
Theo thống kê của xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai), địa phương có số tàu thuyền đánh bắt xa bờ lớn, với trên 100 chiếc. Lãnh đạo xã cho biết, mùa này bà con ngư dân trên địa bàn của xã chủ yếu tập trung đánh bắt ở các vùng biển phía trong, vì vậy, nếu có bão các tàu thuyền của ngư dân sẽ vào tập kết tại các cảng ở Nam miền Trung hoặc phía Nam. Nhưng xã vẫn thông tin cho bà con ngư dân biết để bà con chủ động phòng tránh cơn bão.
Ông Vũ Ngọc Chắt, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) cho biết, hiện toàn xã còn khoảng 50 tàu đang đánh bắt trên biển, địa phương đang chủ động liên lạc với các chủ tàu để có kế hoạch về bờ an toàn trước khi bão vào khu vực biển Đông.
"Hiện nay đã có một số chủ tàu liên hệ đang trên đường về bờ, đến chiều 8/9 có khoảng 10 chiếc tàu cá sẽ cập cảng để xuất bán hải sản, đồng thời tạm nghỉ để tránh cơn bão đang hướng vào biển Đông", Ban quản lý Cảng cá Lạch Quèn (Quỳnh Lưu) cho biết.
Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Lãnh đạo huyện chỉ đạo cho các cảng cá phải thường xuyên thông tin cho bà con ngư dân về tình hình di chuyển của cơn bão CONSON, để bà con biết đường đi của bão và chủ động phòng tránh. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và kêu gọi các tàu đánh bắt cá ở vùng biển nguy hiểm, khẩn trương về nơi tránh bão an toàn.
Theo ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, hiện tỉnh chưa có văn bản cấm biển, nhưng ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương ven biển tuyên truyền về hướng di chuyển cơn bão Conson, cùng đó kiểm soát chặt việc ra khơi của tàu thuyền và thống kê số tàu thuyền đang hoạt động trên biển để thông báo cho chủ tàu chủ động về bờ tránh bão.
Hà Tĩnh triển khai ứng phó với bão và mưa lớn
Hà Tĩnh cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão CONSON, để chủ động ứng phó với những diễn biến khó lường của cơn bão này, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện gửi chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Trưởng các Tiểu ban Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hà Tĩnh.
Văn phòng BCH yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo về bão; thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện và cho người trên các tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá vãng lai.
Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến.
Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân trên lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển và đất liền, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công, triển khai phương án bảo vệ các công trình đê điều, hồ đập đang thi công dang dở.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu. Tăng cường kiểm tra các công trình tiêu, thoát lũ, nhất là các cống tiêu lớn như: Đò Điệm, Đồng Huề, Trung Lương, Đức Xá, Vọc Sim, Tây Yên, Hoàng Hà, Đò Bang, Vạn Hạnh để chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng, nhất là đối với diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch và các khu công nghiệp, dân cư.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở Bắc Biển Đông cần được tránh trú an toàn
Đánh giá về nguy cơ bão CONSON có thể gây ra đối với nước ta, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chia sẻ: Với phương án khả năng xảy ra cao nhất cho quỹ đạo và cường độ bão CONSON là đêm 8/9, sau khi đi qua Philippines, bão Conson sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 5 năm 2021.
Bão CONSON có hướng di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ di chuyển trung bình 20km/h, ảnh hưởng trực tiếp, gây sóng to, gió lớn cho khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 10/9.
Cường độ bão CONSON sẽ đạt mạnh nhất khoảng cấp 11 khi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa và trước khi tiến gần về đảo Hải Nam (Trung Quốc) sau đó có quá trình suy yếu dần.
Vì thế, những nguy cơ và tác động lớn nhất của bão CONSON sẽ là gió rất mạnh trên toàn bộ vùng biển Bắc Biển Đông trong các ngày từ 9-11/9, trong đó khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 11 trong khoảng ngày 10/9, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên khu vực này cần phải được tránh trú an toàn.
Đối với khu vực đất liền, hiện chưa chịu ảnh hưởng của bão CONSON, nhưng khu vực Bắc và Trung Trung Bộ cần hết sức lưu ý về đợt mưa lớn trên diện rộng đang diễn ra và còn kéo dài tới hết ngày 9/9; sau đó mưa giảm và có thể tăng trở lại từ ngày 12/9.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thời gian qua, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) không chỉ tham gia vào cơ cấu lại sản xuất mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.