Ngày 12-11, tại Sân vận động xã Cố Nghĩa, UBND huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức Lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”.
Với lợi thế về thổ nhưỡng và chất đất, cây cam là cây trồng thế mạnh của huyện Lạc Thủy, được trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước và phát triển mạnh từ năm 1990. Sau khi có định hướng chung của huyện về phát triển cây ăn quả có múi, đến nay, toàn huyện đã có gần 1.000 ha diện tích cây có múi. Trong đó, diện tích cam chiếm 67%. Chủ yếu là cam xã đoài, cam V2, cam đường canh. Năng suất đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần chín nghìn tấn. Doanh thu từ 500 đến 600 triệu/ ha. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH và CN) đã công nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”.
Sản phẩm Cam Lạc Thủy là nhãn hiệu tập thể đầu tiên trên địa bàn huyện được đón nhận văn bằng bảo hộ. Đây là tiền đề để huyện Lạc Thủy tiếp tục xây dựng và phát triển một số mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương. Đồng thời, là kết quả trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016- 2020
Nhân dịp này, huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội chợ cam năm 2017, với 60 gian hàng trưng bày sản phẩm cam và các nông sản đặc trưng của huyện. Đây là cơ hội lớn để các trang trại, chủ vườn trong huyện giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, phục vụ cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, có ý thức bảo vệ, giữ gìn thương hiệu của mình.
Theo Anh Hảo/Nhân Dân
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.