Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 11 năm 2017 | 8:17

Cần thiết xây dựng thương hiệu tỏi Phan Rang

Xây dựng thương hiệu tỏi Phan Rang sẽ khiến người dân nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị kinh tế, tạo cơ hội quảng bá rộng rãi sản phẩm.

Từ lâu, Phan Rang nổi tiếng là xứ sở của tỏi. Củ tỏi Phan Rang có tép nhỏ, màu trắng, có vị thơm cay, hàm lượng tinh dầu phytolxit trong tỏi Phan Rang rất cao. Hiện nay tỏi Phan Rang được các ngành chức năng hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Chính những đặc trưng này đã giúp tỏi Phan Rang nổi tiếng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Ông Trương Khắc Thiện ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận gắn bó với cây tỏi đã gần 50 năm. Nghề trồng tỏi đã giúp cho ông và nhiều người dân nơi đây thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Hiện nay, gia đình ông Thiện đang trồng 5 sào tỏi theo chương trình an toàn Viet Gap. Ngoài ra, ông Thiện còn áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây tỏi, nhờ vậy vụ nào cây tỏi cũng cho năng suất khá cao.

“Gia đình bắt đầu trồng tỏi theo chương trình Viet Gap từ 2012 đến nay trên diện tích 5 sào. Nếu năm nào mưa thuận gió hòa, mỗi sào sẽ thu được 5 tấn, nếu bị hạn hán thất thu mỗi sào cho thu hoạch 3 tạ tỏi", ông Thiện cho biết.

can thiet xay dung thuong hieu toi phan rang  hinh 1
Tỏi Phan Rang được nông dân áp dụng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
(Ảnh minh họa: KT)

Hiện nay, tổng diện tích trồng tỏi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 216 ha được trồng tập trung chủ yếu là các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, sản lượng tỏi tươi là 1.600 tấn/năm.

Riêng tỏi Phan Rang được nông dân áp dụng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 51 ha với sự tham gia của 248 hộ. Khi sản xuất theo mô hình này, người nông dân được hướng dẫn từ khâu chọn đất, chọn giống, chăm sóc, bón phân, thu hoạch. Tỏi Phan Rang sản xuất 1 vụ/năm, mùa vụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch khoảng 5-6 tháng tùy thời tiết.

Ông Nguyễn Tấn, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đỉnh Lợi- Ninh Thuận, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản các sản phẩm đặc thù Ninh Thuận cho biết, tỏi Phan Rang hiện đang hút hàng và không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

“Mấy năm vừa qua do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên sản lượng tỏi giảm mạnh. Điều kiện khí hậu canh tác khó khăn cũng dẫn đến việc trồng tỏi có giá thành quá cao so với thị trường khác, chính vì thế giá bán tỏi Ninh Thuận hiện tại vẫn ở mức từ 150.000 – 180.000 đồng/kg", ông Tấn cho biết.

Năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu tập thể” cho sản phẩm tỏi Phan Rang do Hội nông dân quản lý. Qua đó, giúp nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Đây là cơ hội để nông dân trong tỉnh mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, từng bước quảng bá rộng rãi sản phẩm tỏi Phan Rang trên thị trường. 

Ông Đỗ Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân về giống, kỹ thuật trong sản xuất tỏi VietGap và cũng như các nông sản đặc thù khác của tỉnh Ninh Thuận.

“Hội đang đề xuất UBND tỉnh Ninh nên thành lập Hiệp hội từ Hiệp hội Nho táo hiện nay có thể đổi tên Hiệp hội những cây con sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận để hoạt động tốt hơn", ông Kỳ nói.

Cây tỏi là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Ninh Thuận. Đây là loại cây chịu hạn tốt, phù hợp với những vùng đất khô hạn, nắng nhiều. Tỏi Phan Rang phơi khô và không xử lý bất cứ hóa chất nào vẫn có thể lưu giữ trong thời gian 3 - 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Đây là ưu điểm để tỏi Phan Rang nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường./. 

A Sơn-Văn Cảnh/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top