Ổi bo Thanh Hà (Hải Dương) thịt chắc, ngọt, có vị thơm đặc trưng, quả to đều với trọng lượng trung bình 2-3 quả/kg với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Thanh Hà, Hải Dương không chỉ nổi tiếng với quả vải thiều đặc sản mà vùng đất này còn được biết đến với những vườn ổn bo trĩu quả. Cây ổi đang dần trở thành loại cây chủ lực, cùng cây vải nâng cao đời sống kinh tế của người dân nơi đây.
Huyện Thanh Hà hiện có hơn 1.400 ha trồng ổi với sản lượng trên dưới 35.000 tấn/năm. Được trồng theo quy trình VietGAP, những vườn ổi bo Thanh Hà cho năng suất và chất lượng vượt trội, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”.
Ổi bo Thanh Hà thịt chắc, ngọt, có vị thơm đặc trưng đang dần trở thành loại nông sản chủ lực, cùng cây vải nâng cao đời sống kinh tế của người dân nơi đây. |
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND xã Liên Mạc, một trong những xã có diện tích ổi lớn nhất của huyện Thanh Hà, cho biết, có tới 2/3 số vườn ổi của xã cho thu hoạch trái vụ.
“Nhờ trồng ổi, các dịch vụ nông nghiệp phát triển, địa phương không có lao động dư thừa. Không chỉ vậy, trồng ổi trái vụ cho thu nhập cao, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, xã Liên Mạc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới” - ông Toản cho biết.
Ổi bo Thanh Hà thịt chắc, ngọt, có vị thơm đặc trưng, quả to đều với trọng lượng trung bình khoảng 2-3 quả/kg. Trên thị trường, giá ổi bo Thanh Hà hiện dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, thời điểm khan hiếm, giá có thể lên đến 15.000đ/kg nhưng thương lái vẫn vào tận vườn thu mua hết.
Ông Nguyễn Đức Hậu, thôn Mạc Thủ, xã Liên Mạc có 2 mẫu vườn ổi chia sẻ: “Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật rất là tốt, mô hình sản xuất theo chương trình VietGap đang được lan tỏa rộng rãi nên đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường, được bà con các vùng khác rất được ưa chuộng”.
Nhờ điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cây ổi đã trở thành một trong những loại cây đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong nhóm cây ăn quả đang được trồng tại huyện Thanh Hà. Hiện nay, quả ổi Thanh Hà đang được tiêu thụ tại nhiều địa phương trong cả nước và nhiều công ty kinh doanh nông sản có uy tín đặt hàng bao tiêu sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường trong nước và tìm hướng xuất khẩu loại quả này./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…