Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 | 13:21

Chăn nuôi an toàn sinh học, hướng đến phát triển bền vững

Áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ kiểm soát được dịch bệnh, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi, góp phần tăng năng xuất chất lượng con vật nuôi.

Sáng 30/11, Tại TP. Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thảo chăn nuôi với chủ đề “Truyền thông tài liệu về thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm”.
 
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh Hội thảo.
Năm 2015, được sự hỗ trợ của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai và tham gia thực hiện nhiều dự án nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.
 
Đến nay, các mô hình tham gia chăn nuôi an toàn sinh học đạt được những kết quả nhất định. Theo Cục Chăn nuôi, Trong 4 năm (2016 – 2020) đàn gà tăng trưởng 11,53%; đàn thuỷ cầm tăng 5,25%. Tính đến đầu năm 2020, việc chăn nuôi gia cầm đạt 481 triệu con, trong đó có 382 triệu con gà chiếm 79,5% và 98 triệu con thuỷ cầm chiếm 20,5%. Tổng đàn gà (gà thịt chiếm 79,9%; gà đẻ chiếm 21,1%).
 
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Hà Thuý Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Được sự hỗ trợ của Tổ chức FAO, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện dự án giảm thiểu rủi ro và các mối đe doạ sức khoẻ con người. Các hoạt động, chương trình phối hợp nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, giúp cho người chăn nuôi và cộng đồng nắm bắt thông tin, thay đổi nhận thức trong phòng chống dịch bệnh cho gia cầm hiệu quả đối với các bệnh nguy hiểm truyền nhiễm từ người và động vật”.
 
Thông qua buổi tập huấn, các đại biểu nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc an toàn sinh học trong chăn nuôi gia ầm, giúp giảm thiểu được tình trạng dịch bệnh, giúp giảm thiểu chi phí, tăng năng xuất con vật nuôi, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, phục vụ cộng đồng người tiêu dùng.
 
 
 
Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top