Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2019 | 9:46

Cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu NHNN chi nhánh khu vực ĐBSCL và các ngân hàng thương mại cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành văn bản số 928/NHNN-TD yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các ngân hàng thương mại thực hiện một số nội dung về việc cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019.

 

cho vay thu mua thoc, gao vu dong xuan nam 2019 hinh 1
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu NHNN chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện việc cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân. (Ảnh minh họa: KT)

 

Theo văn bản này, hiện nay tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông - Xuân 2019. Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua thóc, gạo có nhu cầu vay vốn để xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; đồng thời tăng cường kết nối ngân hàng, doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, tăng khả năng tiếp cận vốn và xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

Cùng với đó, bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay thu mua thóc, gạo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện đáp ứng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh thóc, gạo của người dân, doanh nghiệp./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top