Sau nhiều năm tìm chỗ đứng, mắc ca Việt xuất khẩu tăng trưởng 100% so với cùng kỳ, còn chuối cũng tăng gần 50%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu quả và các loại quả hạch (những quả có lớp vỏ dày, phải tách vỏ mới ăn được, như mắc ca và óc chó, hạnh nhân...) năm 2021 đạt 2,36 tỷ USD, tăng 7,9% so với 2020.
Nhóm các loại quả hạch của Việt Nam được ưa chuộng khi xuất khẩu năm ngoái đạt trên 30 triệu USD, tăng trưởng ngoạn mục sau nhiều năm tìm chỗ đứng trên thị trường. Riêng mắc ca tăng trưởng 100% so với cùng kỳ.
Ở nhóm trái cây, xuất khẩu nhiều loại tăng trưởng đột biến hai chữ số, như xoài (đạt giá trị 258 triệu USD), chuối (232,7 triệu USD), mít (182 triệu USD), sầu riêng (177 triệu USD), chanh leo (54 triệu USD), tăng 20-67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, đại dịch diễn biến phức tạp nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất rau, củ, quả chế biến toàn cầu. Nhu cầu nhập khẩu trái cây của nhiều nước vẫn tăng cao. Đặc biệt, Mỹ, EU, Hàn Quốc..., ngày càng chuộng các loại trái cây nhiệt đới từ Việt Nam.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, cũng nhìn nhận nhu cầu tiêu thụ chuối toàn cầu tăng liên tục qua các năm, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Chỉ tính riêng khách hàng Trung Quốc, nhu cầu hàng năm đạt đến 18 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng chuối đạt chuẩn xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Có thị trường xuất khẩu lớn nhưng Việt Nam vẫn chưa quy hoạch được nhiều vùng trồng, diện tích canh tác chuối của người dân còn nhỏ. Ngoài ra, người dân cũng chưa được đầu tư hướng dẫn cụ thể nên chất lượng để xuất khẩu chưa đáp ứng.
Đồng quan điểm, GS. Võ Tòng Xuân, cho rằng cần cải thiện vùng trồng bằng cách quy hoạch cụ thể, hướng tới xây dựng các hợp tác xã liên kết đạt chuẩn và được cấp mã vùng trồng chuẩn theo quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để chế biến sâu. Như mắc ca, loại này có thể là nguyên liệu tốt cho các sản phẩm chế biến sâu khác như làm mỹ phẩm cao cấp, chocolate nhân mắc ca, bột dinh dưỡng...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…