Chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ba trụ cột xây dựng chuyển đổi số
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Bộ đã đưa chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”. Nhiệm vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: bộ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số.
Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương.
Đại dịch COVID-19 là cú hích mạnh mẽ cho chuyển số trong nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, thị trường nông sản diễn ra rất nhanh trên phạm vi toàn quốc, động chạm cùng lúc tới các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Nhưng cách triển khai, tiếp cận rời rạc đã nảy sinh các vấn đề.
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, người đứng đầu phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và mang lại lợi ích cho nhiều nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chuyển đổi số tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, người dân, doanh nghiệp nên phải bắt tay thực hiện ngay để tạo ra hệ thống tổng thể, liên thông từ Bộ đến cơ sở, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước.
Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.
Chia sẻ về lĩnh vực trồng trọt, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết việc nắm bắt về tình hình trồng trọt, sử dụng đất đai hiện còn khó khăn. Nếu được số hóa thì việc nắm bắt thông tin trên sẽ kịp thời, chính xác.
Về quản lý và cấp mã số vùng trồng sẽ xây dựng hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng; số hóa quy trình cấp mã số vùng trồng. Việc này sẽ được giao địa phương nên địa phương cần chủ động. Ông Nguyễn Như Cường kiến nghị cần xây dựng một phần mềm chung tránh mỗi địa phương làm một kiểu. Bên cạnh đó, địa phương cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn tạo động lực cho người dân tham gia.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt nhằm kết nối cơ sở dữ liệu về sản xuất, thị trường với vùng trồng. Năm 2022, ngành trồng trọt đặt mục tiêu xây dựng giải pháp số hóa quy trình cấp, quản lý mã số vùng trồng, bao gồm: thiết kế chi tiết, xây dựng cơ sở dữ liệu, đề xuất hạ tầng, xây dựng phần mềm; triển khai, đánh giá; đào tạo, tập huấn, chuyển giao.
Các năm tiếp theo sẽ ứng dụng AI, IoT, Bigdata… tự động hóa quy trình, liên thông với các hệ thống khác của Bộ; tự động phân tích, cảnh báo, dự báo về sản xuất, thị trường…, ông Nguyễn Như Cường cho biết.
Số hóa quy trình cấp mã số vùng trồng
Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NN-PTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay, trước mắt, trong năm 2022, Cục sẽ xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
Về quản lý và cấp mã số vùng trồng sẽ xây dựng hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng; việc số hóa quy trình cấp mã số vùng trồng, theo ông Cường, sẽ giao cho địa phương nên địa phương cần chủ động.
Ông Cường kiến nghị cần xây dựng một phần mềm chung tránh mỗi địa phương làm một kiểu. Bên cạnh đó, địa phương cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn tạo động lực cho người dân tham gia.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành: Đất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thủy lợi, phòng, chống thiên tai…
Trước mắt, ưu tiên xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng.
Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online); xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi.
Đáng chú ý, theo kế hoạch, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng và phổ biến từ 2 - 3 mô hình "mẫu" về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh có quy mô vùng, chuyên canh, sản xuất quy mô công nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số".
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp.
Doanh nghiệp là “đầu tàu”
Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ bị kìm hãm, kém phát triển... Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp hiểu rõ điều này và đã sớm xây dựng chiến lược chuyển đổi số, có sự đầu tư đúng đắn.
Tháng 8/2021, Tập đoàn De Heus (top 10 các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới) chính thức ký kết hợp tác với Microsoft Việt Nam, lựa chọn giải pháp đám mây Microsoft Azure để triển khai trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành ở Việt Nam, cũng như các nhà máy khác của De Heus ở khu vực châu Á. Mục tiêu của ứng dụng này là góp phần mang thực phẩm sạch đến người tiêu dùng.
Sau hơn 12 năm gia nhập thị trường thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam, đến nay De Heus Việt Nam đã có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; 2 nhà máy giết mổ lợn và gia cầm; 3 trang trại lợn giống cụ kỵ, ông, bà; 2 trung tâm nghiên cứu cùng hệ thống phòng thí nghiệm.
Đến đầu tháng 11/2021, De Heus đã mua lại 14 nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Masan, trở thành doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước hiện nay.
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, De Heus Việt Nam đã phải đối diện với rất nhiều thử thách trong việc quản lý và vận hành các chi nhánh, nhà máy tại những thị trường khác nhau trong khu vực.
Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus khu vực châu Á, cho biết: "Ở mỗi chi nhánh và nhà máy, chúng tôi có các hệ thống quản lý và vận hành khác nhau. Điều đó khiến mọi thứ rất phức tạp trong việc phân quyền và hợp nhất dữ liệu, dẫn tới sự tốn kém về thời gian, nhân lực, chi phí vận hành, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như những quyết định quan trọng".
“Do đó, chúng tôi muốn tiêu chuẩn hóa định danh người sử dụng trên toàn bộ hệ thống cho mỗi đối tượng người dùng, như nhân viên hay người chăn nuôi khi truy cập trên tất cả các ứng dụng và dịch vụ của De Heus. Điều này giúp chúng tôi dễ dàng phân tích thông tin hành vi của từng đối tượng, để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn” – ông Gabor nói.
Với chiến lược triển khai giải pháp đám mây toàn diện của Microsoft, De Heus đã xây dựng được hệ sinh thái kết nối nội bộ giữa các nhà máy ở các nước trên toàn cầu một cách an toàn, tức thời, không cần bên thứ 3 hỗ trợ.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp này đã tối ưu hoá các quy trình làm việc, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái làm việc từ xa. Các chuyên gia, nhân viên chỉ cần 1 máy tính là có thể vào hệ sinh thái làm việc ở bất cứ đâu.
De Heus cũng xây dựng ứng dụng De Heus Mobile Apps để hỗ trợ, chia sẻ với khách hàng các thông tin cập nhật về sản phẩm, kiến thức dinh dưỡng, công nợ, chiết khấu, đặt hàng online, chọn nơi nhận hàng...
Trong giới xuất khẩu nông sản, gần đây Công ty CP Phúc Sinh (TP.HCM) nổi tiếng thành công với app bán hàng trực tuyến Kphucsinh, đồng thời ra mắt website với giao diện mới mẻ.
Thành lập năm 2001, đến nay Phúc Sinh Group đã trở thành nhà xuất khẩu hạt tiêu số 1 và là 1 trong 8 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam.
"Vua tiêu" Phúc Sinh đang sở hữu 6 nhà máy tại phía Nam và phía Bắc, cùng mạng lưới đại lý, đối tác trong chuỗi cung ứng phân phối thực phẩm chế biến sâu, tập trung trong 2 mặt hàng cà phê và hồ tiêu với hơn 50 nhãn hiệu sản phẩm. Phúc Sinh Group xác định chuyển số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đột phá kinh doanh để phù hợp với bối cảnh, xu thế mới.
Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết: Ngày 5/11/2020, chúng tôi đạt bước tiến trong đầu tư công nghệ, đó là ra mắt giao diện website và Mobile App Kphucsinh. Đến nay Phúc Sinh đã kết nối với hàng trăm nhà sản xuất, bán hàng, phân phối lớn và trực tiếp nhập khẩu để đa dạng hóa các mặt hàng trên app, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Trong khi đó, theo TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp Lâm Đồng đang tập trung chuyển đổi mạnh ở nông nghiệp thông minh. Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, chủ trang trại có thể vận hành hệ thống tưới thông minh mà không cần phải ra vườn.
Việt Nam cần có nhiều doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp thông minh với quy mô lớn, nhằm tạo ra nhiều nông sản có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, để khai thác lợi thế tiềm năng thế mạnh của địa phương, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo TS Phạm S, để chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả thì cần đi ngay, đi nhanh và đi chính xác. Đầu tư số hóa thì doanh nghiệp được hưởng lợi rồi sau đó là nông dân được hưởng lợi./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…