Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 8 năm 2020 | 13:29

Cơ giới hoá khâu gieo, cấy lúa ở Hà Nội: Thành công bước đầu

Hà Nội hiện có 24/30 quận, huyện, thị xã canh tác nông nghiệp, với tổng diện tích 195.800ha đất lúa.

Những năm gần đây, thành phố tập trung hỗ trợ, khuyến khích cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên số 1 là đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa, trong đó, cơ giới hóa khâu gieo, cấy được quan tâm hàng đầu.

 

t48.JPG
Giám đốc HTX Phú Hưng kiểm tra mạ khay.

 

Cơ giới hoá đồng bộ, thu lãi cao

Ông  Phạm Minh Đức, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Phú Hưng (xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên), cho biết, HTX có 7 thành viên, vụ đông xuân 2019-2020, mặc dù xảy ra dịch Covid-19, nhưng không ảnh hưởng lớn. Công việc cày bừa, cấy hái vùng trọng điểm lúa Hà Nội vẫn diễn ra bình thường.  

Hiện, ông Đức có 3 máy cày, 6 máy cấy mạ khay, 1 máy gặt; 2 giàn sấy lúa công suất 20 tấn/ngày và máy nghiền, trộn đất. Không những phục vụ 63 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) ruộng của gia đình (trong đó có 60 mẫu thuê), cộng với lúa của bà con, tổng cộng vụ xuân cấy 800 - 900 mẫu, vụ mùa 400 mẫu. Mỗi máy gặt bình quân gặt được170 -180 mẫu/vụ. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn cho 3 thành viên trong HTX cùng mua máy móc phục vụ bà con.

Ông Đức cho biết, cấy máy có nhiều ưu điểm hơn cấy tay: giảm 15 - 20 kg thóc/sào (máy cấy thưa); giảm sâu bệnh, hạ giá nhân công  50%. Song, cơ giới hoá đồng bộ phụ thuộc vào đồng đất. Máy cấy chỉ thích hợp chân ruộng cao; mặt khác, xử lý sâu bệnh cũng không hiệu quả. Do vậy, HTX chỉ nhận cấy thuê ở những ruộng cao.

“Với việc đầu tư cơ giới hoá đồng bộ cấy, cày, thu hoạch, sấy lúa, từ A đến Z, một năm 2 vụ, thu nhập bình quân đạt 1 tỷ đồng/năm. Song, việc tái đầu tư cho máy móc, trang thiết bị cũng phải nâng cao thường xuyên”, ông Đức nói.

Cũng như ông Đức, ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Thắng (xã Đại Thắng), cho biết, HTX có 151 thành viên. Bắt tay vào cơ giới hoá nông nghiệp, HTX có những thuận lợi như: được hỗ trợ một phần kinh phí  mua máy nông nghiệp; có sự liên kết 4 nhà khi đưa cơ giới vào sản xuất.

Song, còn gặp nhiều khó khăn, do kinh phí mua máy cao, trong khi chỉ sản xuất theo mùa vụ. Mặt khác, đồng đất trũng thấp, bùn nhiều, máy nhanh bị hỏng, trên địa bàn chưa có cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy cấy kịp thời, dẫn đến chất lượng cấy máy không đảm bảo, nhanh xuống cấp.  Những tháng đầu năm 2020, rét đậm, rét hại ở vụ xuân, nắng nóng mưa lớn ở vụ mùa, gây khó khăn rất nhiều cho việc gieo, chăm sóc mạ khay và cấy máy.

Việc tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn chưa nhiều, sản xuất không tập trung nên diện tích cấy máy, cấy tay còn xen kẽ, ảnh hưởng đến điều hành tưới tiêu, thu hoạch. Diện tích đất sản xuất của xã là vùng chiêm trũng, khó khăn trong mở rộng diện tích cấy máy.

Để thực hiện Đề án cơ giới hóa nông nghiệp, ngay từ năm 2012, Phú Thắng đã thành lập 3 tổ dịch vụ: tổ làm đất; tổ sản xuất giá thể, làm mạ khay; tổ máy gặt. Năm 2020, xây dựng mức giá, thu một phần lãi về quỹ, giá cày ải và bừa vụ xuân 70.000 đồng/sào; vụ mùa, bừa dầm 58.000 đồng/sào.

Tổ sản xuất giá thể, làm mạ khay: Có 10 máy cấy và 18.000 khay mạ, giàn gieo hạt liên hoàn 800 khay/giờ, xưởng sản xuất giá thể trên 600m2. Duy trì cấy máy cho bà con từ 30% diện tích trở lên/vụ; ngoài ra, còn làm dịch vụ cho các đơn vị bạn. Tổ máy gặt xây dựng mức giá phù hợp, vụ chiêm xuân 2020, trung bình 85.000 đồng/sào.

Về sản xuất giá thể gieo mạ khay, giá 200.000 đồng/sào cấy máy hoàn chỉnh. Riêng thóc giống 1kg/sào, giá tiền tuỳ loại giống. Về dịch vụ giá thể, HTX được đầu tư xưởng 600m2, hỗ trợ dây chuyền sản xuất, kỹ thuật sản xuất giá thể. HTX đã làm chủ công nghệ sản xuất giá thể, cung cấp ra thị trường trên 500 tấn/vụ.

Ưu điểm cấy mạ khay là giảm chi phí công lao động; mật độ cấy thưa, giảm sâu bệnh; lúa trổ tập trung, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn, năng suất bằng hoặc cao hơn 5 - 10 % so cấy tay. Cấy mạ khay 5.540.000 đồng/ha; cấy truyền thống 9.640.000 đồng/ha, giảm 4.100.000 đồng/ha.

 

t49.JPG
Công nhân HTX Phú Hưng gặt lúa cho bà con.

 

“Ngoài ra, từ năm 2013 - 2016, huyện còn hỗ trợ  50.000 - 70.000 đồng/sào/vụ; năm 2017 - 2020 hỗ trợ 50.000 đồng/sào/vụ. Do vậy,  tạo điều kiện cho các hộ và HTX đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Mặt khác, xã cũng hỗ trợ 10 triệu đồng/máy cấy, và giảm giá thành cấy máy thấp nhất cho bà con”, ông Mạnh cho biết thêm.

Hỗ trợ của ngành chức năng

Được biết, Hà Nội đã ưu tiên số 1 cho đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa, trong đó, cơ giới hóa khâu gieo cấy được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, chi phí sản xuất giảm 2,5 - 3,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng 10 - 15% so với cấy truyền thống; giúp giải phóng sức lao động. Song, thực tế, diện tích cấy máy toàn thành phố còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 2%.

Riêng Phú Xuyên đạt gần 14%, và có một số mô hình mạ khay, cấy máy được nhiều địa phương trong và ngoài thành phố tới tham quan, học tập, ví như mô hình HTX Phú Thắng, xã Đại Thắng… Đặc biệt, huyện và các xã, HTX rất quan tâm và có nhiều chính sách khuyến khích, phát triển mô hình mạ khay, cấy máy như hỗ trợ kinh phí mua máy, diện tích cấy máy…

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, cho rằng: “Để mở rộng diện tích khâu gieo cấy, thành phố cần có cơ chế hỗ trợ mỗi huyện, thị xã thành lập 1 - 2 trung tâm sản xuất mạ khay, đồng bộ ở tất cả các khâu. Đối với các địa phương, cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân thấy được hiệu quả việc cơ giới hóa khâu gieo cấy, sẽ tự tin hơn khi áp dụng phương pháp tiên tiến”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: “Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông cần tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn người sử dụng máy móc; sửa chữa máy, thiết bị nông nghiệp nói chung, máy cấy lúa, dây chuyền gieo mạ khay tự động nói riêng. Các huyện cần chỉ đạo các xã tạo điều kiện bố trí mặt bằng cho các HTX nông nghiệp phát triển mạ khay. Có cơ chế chính sách riêng của từng huyện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất mạ khay, để mở rộng diện tích lúa cấy máy”.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top