Do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi từ 2019 và khó khăn trong công tác tái đàn cũng như tình hình cung cầu thị trường, dự kiến đến cuối quý III, đầu quý IV năm 2020 sản lượng thịt lợn mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Khó khăn trong tăng đàn, tái đàn
Theo đánh giá chung của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản xuất chăn nuôi 6 tháng cuối năm 2020 dự báo còn nhiều khó khăn, dịch bệnh tuy đang được kiểm soát tốt, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro cao gây phát sinh thêm nhiều chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi; nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn gia tăng sẽ là những thách thức đối với sản xuất chăn nuôi trong nước. Đặc biệt, dịch bệnh Covid 19 và biến đổi cực đoan của khí hậu cũng là những yêu tố bất ổn đối với ngành chăn nuôi.
Đến hết tháng 6/2020 theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước đạt 2,912 triệu con, tăng gần 6,94% so với 31/12/2019, đạt 99,8% so với kế hoạch của Quý II/2020 (trong đó có 115 nghìn con cụ kỵ và ông bà). Cùng với đàn nái thì đến hết tháng 5/2020 cả nước có 64.212 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái.
“Mặc dù, đàn nái như vậy nhưng từ tháng 10/2019 các cơ sở mới bắt đầu phối giống sau đó mới tái đàn, nên đến cuối quý III, đầu quý IV năm nay mới cơ bản đủ con giống cho sản xuất”, ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 09/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY ngày 17/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; các văn bản chỉ đạo tái đàn, tăng đàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Tuy nhiên, Bệnh DTLCP rất nguy hiểm chưa có vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi nông hộ khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nên người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát.
Một số địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh DTLCP nhưng chậm công bố hết dịch. Mặt khác, không ít địa phương chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn vì e ngại tái phát dịch sẽ phát sinh hệ lụy cho địa phương.
Một số địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do DTLCP cho người dân, nên người chăn nuôi rất khó khăn duy trì sản xuất. Mặt khác, người chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi và chính sách về đất đai để tái đàn, duy trì sản xuất, tăng đàn.
Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết, trong điều kiện hiện tại khó khăn về giống thì các cơ sở chăn nuôi đã tăng tỷ lệ chọn lợn giống, thay vì trước đây chọn được 5 con/nái sinh sản cụ kỵ, ông bà vào phối giống thì vừa qua và hiện nay chọn được 6 con lợn cái vào phối để thay thế. Như vậy, trên cơ sở 109 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà sẽ chọn tăng được 109 nghìn con lơn cái giống vào phối, kết quả đã tăng được trên 18 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà (109.000/6). Với số lượng trên 18 nghìn con đã bù đắp kịp thời số lượng lợn cụ kỵ và ông bà giảm đàn do DTLCP (khoảng 11 nghìn con) và đáp ứng cho tăng trưởng 0,5%/tháng (trên 6 nghìn con năm 2020), tổng là 17 nghìn con.
Vừa qua các doanh nghiệp lớn sản xuất lợn giống chủ yếu thay thế nội bộ của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài. Do đó, giá lợn giống hiện nay rất cao 2,5 đến hơn 3 triệu đồng/con.
Cân đối con giống và đảm bảo thịt lợn trong năm nay
Theo Cục Chăn nuôi, lợn thương phẩm sau cai sữa sản xuất mỗi quý cần khoảng 11,5 triệu con. Tuy nhiên, trong quý I, đáp ứng khoảng 10,5 triệu con, còn thiếu khoảng 1 triệu con; Quý II, đáp ứng 10,8 triệu con, thiếu khoảng 700 nghìn con; dự kiến, quý III, đáp ứng 11,3 triệu con, thiếu khoảng 200 nghìn con; quý 4: đáp ứng khoảng 11,7 nghìn con.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, đàn nái cụ kỵ, ông bà của 15 doanh nghiệp tăng 27,81%; đàn nái bố mẹ tăng 6,56%. Khả năng sản xuất lợn nuôi thương phẩm của 15 doanh nghiệp khoảng 4 triệu con/quý, thay thế khoảng 2,5-3 triệu con/quý, đến quý III các doanh nghiệp mới có con giống bán ra ngoài.
Năm 2015 và 2016 là 2 năm có số lượng lợn giống cụ kỵ và ông bà nhập khẩu 17,6 nghìn con, theo chu kỳ sản xuất đến năm 2019-2021 là cần thay thế hết số lượng đàn giống nhập khẩu này.
Đầu năm 2020 đã nhập khẩu 5.016 con lợn cụ kỵ và ông bà và đăng ký kế hoạch nhập khẩu tiếp 10 nghìn con lợn cụ kỵ và ông bà; với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước sẽ chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cho hay, do các tháng 5-9/2019 là giai đoạn cao điểm của bệnh DTLCP, các cơ sở chăn nuôi lợn không cho phối hoặc hạn chế phối giống, nên ảnh hưởng đến nguồn cung con giống ở giai đoạn đầu năm 2020. Từ tháng 10/2019 các cơ sở chăn nuôi lớn mới cho phối giống và tăng đàn lợn thịt, các cơ sở chăn nuôi nhỏ phải cuối năm 2019 đầu 2020 mới tái đàn, như vậy dự kiến đến cuối Quý III, đầu Quý IV/2020 mới đảm bảo cơ bản nhu cầu thịt lợn.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn hàng bảo đảm nhập khẩu thịt từ các quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể nhập khẩu được lợn thịt về giết mổ ngay và nuôi thịt từ các nước lân cận để giảm ngay áp lực cho nguồn cung. Tuy nhiên, cần đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, người cung ứng và người tiêu dùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Một số chỉ tiêu chính của ngành chăn nuôi: Để đảm bảo tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi góp phần tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp năm 2020, kế hoạch phát triển 6 tháng cuối năm 2020 so với cùng kỳ 2019 là:
|
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…