Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2021 | 20:27

Cựu chiến binh Kon Tum xuất sắc trong “ván bài” kinh tế

Tham gia quân ngũ sau ngày đất nước đã giải phóng và lập nghiệp tại quê hương thứ 2, ở Kon Tum, cựu chiến binh đất Bắc Vũ Văn Duẩn, đã làm giàu cho gia đình và bà con nơi đây.

Thất bại không nản chí

Cựu chiến binh Vũ Văn Duân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đắk Hà (Kon Tum) cho biết, ông quê ở Thái Bình, nhập ngũ năm 1980, đóng quân ở nhiều địa bàn phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Năm 1988, ông Duân vào Kon Tum, gia nhập Quân đoàn 3, tham gia nhiều khoá huấn luyện, và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ các địa bàn chiến lược ở Tây Nguyên.

 

duan.jpg

 Ông Duân (trái) cùng CCB Đắk Hà thăm khu trồng nấm của gia đình.

 

Năm 2016, sau gần 38 năm trong quân ngũ, ông Duẩn đã trở về với cuộc sống đời thường, và định cư ở xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà (Kon Tum). Hiện, ông đang là Chủ tịch Hội Cựu chiến (CCB) binh huyện Đắk Hà; Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Kon Tum. Và là thành viên của “Phong trào CCB giúp nhau làm kinh tế giỏi; xóa đói, giảm nghèo của Trung ương Hội CCB Việt Nam.

Với nhiều nhiệm vụ được giao như vậy, ông Duân nhận thấy, muốn Hội phát triển tốt, bản thân phải gương mẫu, đi đầu, làm ra sản phẩm tốt; nói được, làm được, mới dẫn dắt được phong trào. Đây cũng chính là nơi để phát huy phẩm chất người CCB trong cuộc sống đời thường.

Xác định như vậy, ông Duân đã tham khảo, kết nối với bạn bè ở Hiệp hội Doanh nhân CCB Việt Nam, các Viện nghiên cứu, và đã tìm được sản phẩm nấm ăn khá thích hợp. Đồng thời, theo dõi khí hậu, thị trường, nguyên liệu ở Kon Tum, và tương lai của nghề nấm, để bắt tay vào việc. Sau khi được bạn bè ủng hộ, ông đã quyết tâm xây dựng cơ sở sản xuất nấm sạch.

Tuy nhiên, khi mọi việc đã hoàn tất, chuẩn bị triển khai, ông Duân gọi bạn hàng đến chuyển giao công nghệ, và mua phôi giống của họ, thì mọi việc đã đổ vỡ. Nguyên nhân do, bạn hàng cung cấp phôi giống không đạt yêu cầu, chỉ được 30 – 40%, nên thất bại hoàn toàn; tiền đặt cọc mua hàng họ cũng không trả lại.

Vậy là, đích thân ông Duân phải vào cuộc. Kết nối với Viện nấm, Viện Di truyền để mua giống, và tìm hiểu sâu về cách sản xuất, nuôi trồng, thu hoạch nấm. Song, ông vẫn tiếp tục thua trên “sân nhà”, đó là do khâu xử lý nguyên liệu chưa tốt (hấp tiệt trùng bịch nấm chưa kỹ), bị nhiễm vi rút, bệnh mốc trắng, dẫn đến hỏng phôi, phải đổ đi cả trăm triệu đồng.

Thất bại liên tiếp như vậy, nhưng ông Duân không giao động, không nản chí, vẫn tiếp tục tìm hiểu, để hoàn thiện quy trình sản xuất nấm như mong ước.  

Kết quả là, sau nhiều lần thất bại, ông đã chủ động được nguồn giống, và nhân giống nấm từ cấp 1 đến cấp 4. Đồng thời, cung cấp giống, tư vấn về kỹ thuật cho các CCB, và bà con có nhu cầu trong vùng.

Hiện, khu trồng nấm của ông Duân có diện tích 2.500 m2, số vốn ban đầu 1,5 tỷ, trong đó, tài sản cố định khoảng 1 tỷ, còn lại là vốn quay vòng nguyên liệu. Bình quân, cơ sở có 12 vạn phôi nấm/năm; trong đó, cung cấp cho người dân, các hội viên khoảng 6 vạn phôi, với giá 6.000 đồng/phôi.

Sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, đánh giá cao, bình quân mỗi tháng xuất xưởng 1 -1,2 tấn nấm thương phẩm, giá bán sỉ 40.000 đồng/kg. Đầu ra là các chợ đầu mối ở TP. Kon Tum, và các đơn vị  thu mua trong vùng, đưa đi tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh.

“Cơ sở của chúng tôi, thường xuyên có 4 lao động, trả lương quanh năm, bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Vào thời vụ, phải thuê 15 công nhân, bình quân 170 – 300.000 đồng/người/ngày, đây cũng là con em của các cựu chiến binh.

Hiện, doanh thu bình quân cả năm trên 1 tỷ đồng, lãi ròng 400 – 500 triệu đồng. Ngay sau khi sản xuất nấm thành công, tôi đã chuyển giao công nghệ trồng nấm, cho 3 cơ sở bạn ở huyện Đắk Hà, và TP. Kon Tum, họ đều là những cựu chiến binh năm xưa của Tỉnh” – ông Duân cho biết thêm. 

 

bich.jpg

 Công nhân đang đóng bịch nấm trong phân xưởng.

 

Cùng cựu chiến binh làm giàu

Không những đi đầu, gương mẫu trong phong trào sản xuất của Hội, ông Duân còn hướng dẫn bạn bè làm theo. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Bảy, tổ 9, phường Duy Tân, TP. Kon Tum cho biết, do được ông Duân tư vấn cách sản xuất nấm, và cũng không vất vả lắm, phù hợp với 2 vợ chồng đã về hưu, nên ông đã tham gia.

Hiện, gia đình có 150 m2 sản xuất nấm, trên 3.000 bịch phôi, bình quân thu hoạch 10 – 15 kg nấm/ngày; đầu ra, chủ yếu bà con trong vùng, đặt hàng cố định hàng tuần, tháng, không phải đi chợ.

“Sản xuất nấm không khó lắm, công viêc phù hợp với sức khoẻ của những người về hưu, lại có thêm thu nhập, nên chúng tôi rất phấn khởi. Vừa làm, vừa nghỉ ngơi, cũng có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, cộng với tiền lương hưu của tôi 10 triệu đồng/tháng, như vậy là đủ cho 2 vợ chồng sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ hàng ngày” – ông Bảy chia sẻ . 

Nhờ phong trào phát động mạnh mẽ từ nhiều năm qua trong toàn hội viên như vậy, đến nay, quỹ Hội CCB Đắc Hà đã có 2.842 triệu đồng, bình quân 973.000 đồng/hội viên. Góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tính đến nay, Hội CCB ĐắK Hà đã có: 4 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 128 lao động; 4 Hợp tác xã, thu hút 156 lao động; 1 tổ hợp tác: 50 lao động, và 70 trang trại, thu hút 250 lao động; hộ kinh doanh, dịch vụ 77 hộ, thu hút 80 lao động.

Tỷ lệ hộ CCB nghèo đã xoá đến tháng 6/2021 là 128 hộ, hiện còn 102 hộ; tỷ lệ CCB trung bình: 821 hộ/2.662 hộ. Tỷ lệ hộ CCB khá và giàu, năm 2016 là 1.539 hộ, đến tháng 6/2021 là: 1.625 hộ. Tỷ lệ xã, thị trấn, không còn hộ CCB nghèo: 2 xã, chiếm: 18,18% 

Phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, đã huy động được nhiều nguồn lực; phát huy mọi tiềm năng của CCB. Đặc biệt, điều đáng ghi nhận là, đã nâng cao năng lực làm kinh tế giỏi cho CCB. Gắn sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong nước với hội nhập quốc tế.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà cho biết: “Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là phong trào “Toàn dân chung sức Xây dựng nông thôn mới”. Kết quả là, sau 5 năm XDNTM, Hội đã vận động cán bộ, hội viên và nhân dân đóng góp 8.500 ngày công, hơn 6 tỷ đồng, và hiến 9.000 m2 đất, để đóng góp cho phong trào.

Về tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, Hà Mòn cơ bản đạt 10/10 tiêu chí. Xã nông thôn mới kiểu mẫu: có 01/04 tiêu chí đã đạt; xã nông thôn kiểu mẫu nổi trội từng lĩnh vực: Hà Mòn có 2/5 tiêu chí đã đạt. Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu: Thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn: Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2021".

Ngoài ra, theo ông Tiến, Hội còn vận động cán bộ, hội viên và nhân dân thực hiện mô hình “5 có” và “3 không”, vận động các hộ gia đình thu gom rác thải nông thôn. Phong trào CCB tự nguyện tham gia cải tạo cảnh quan, làm đẹp môi trường nông thôn. Khơi thông cống rãnh, làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, hồ ao sông ngòi.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên và nhân dân trong việc giám sát và phản biện. Tham gia góp ý đối với các chủ trương, chính sách của Đảng; tham gia phản biện xã hội; phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phong trào toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc “Toàn dân Đoàn kết  Xây dựng NTM, đô thị văn minh”…  

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top