Ngày 27-3, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban quản lý dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại VN (VnSAT) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), mã số Cr. 5704-VN với tổng số vốn tương đương 301 triệu USD, bao gồm 237,292 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế Giới (IDA), 28,788 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ, 35 triệu USD từ vốn tư nhân. Dự án được thực hiện từ năm 2015-2020 tại 13 tỉnh gồm, 5 tỉnh vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang. Định hướng chiến lược của Dự án là hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên.
Quang cảnh hội nghị
Với mục tiêu trọng điểm vào đào tạo, tư vấn nông dân giải pháp kỹ thuật trồng cà phê bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán; hình thành các tổ chức nông dân và kết nối, tư vấn nông dân tiếp cận nguồn vốn vay tái canh cà phê; đưa nông dân và doanh nghiệp kết nối và tham gia và chuỗi giá trị ngành hàng cà phê. Trong năm 2016 - năm đầu tiên triển khai thực hiện, dự án đã bước đầu đạt được những hỗ trợ thiết thực và nền tảng tạo điều kiện cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật triển khai được đồng bộ và hiệu quả./.
Duy Hòa
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.