Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2019 | 22:3

Đắk Lắk: Giống “chuẩn”, quyết định sự thành bại cây mắc ca

Ngày 27/12, tại Đắk Lắk, Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, đã tổ chức Hội nghị về nâng cao chất lượng cây giống mắc ca, để ổn đinh sản lượng và tham gia xuất khẩu.

Tham dự buổi Hội thảo có 12 chủ vườn xuất sắc sản xuất cây giống giỏi Đắk Lắk. Về phía tỉnh bạn, có các địa phương như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, và Nghệ An, Phú Thọ.

 

img_0104.JPG

 Ông Dương Thanh Tương phát biểu tại Hội thảo                               

 

Theo đó, tại buổi hội thảo, bà con cho biết, điều quan trọng nhất là phải tìm được cây giống vườn đầu dòng chất lượng cao, điều này quyết định tới 90% sự thành công của cây mắc ca. Sau đó, cắt chồi của cây này ghép vào hom giống, kết hợp với chăm sóc tốt, sẽ có cây giống “chuẩn”.

Nếu không tìm được cây bố mẹ chuẩn thì rất nguy hiểm, cây sẽ không có trái, hoặc ra quả ít, năng suất thấp, đã có nhiều hộ phải phá bỏ vườn cây, vì năng suất quá thấp. Nhất là trong khi tuổi đời của cây mắc ca rất dài, lên tới 60 – 70 năm.

Tại Hội nghị, anh Nguyễn Năng Quân, xã Eatoh, huyện Krông Năng, Đắk Lắk, cho biết, năm 2011, anh mua 300 cây giống mắc ca của một cơ sở ở huyện Krông Năng, nhưng 7 năm sau mới có quả. Sau khi tìm hiểu mới biết, đây là cơ sở giống kém chất lượng, không riêng anh, nhiều người dân khác cũng bị thất bại như vậy, lên tới 60%.

Do vậy, năm 2018, anh đã phải cắt bỏ toàn bộ vườn cây và ghép lại, dự kiến năm 2020, sẽ cho thu hoạch. Vì vậy, lời khuyên của anh cho bà con tại hội thảo là, không nên ham cây giá rẻ, phải tìm cây giống ở các Trung tâm uy tín để mua.

Mặt khác, trong thực tế, cũng đã có những trường hợp, bà con mua 1 vạn cây giống, giá rẻ được khoảng 10 triệu đồng (con số cũng không nhỏ). Tuy nhiên, chờ mãi đến 4 – 5 năm sau, chỉ  có được vài kg quả/cây. Thật là  “tiến thoái lưỡng nan”, “bỏ thì thương, vương thì tội”…

Ông Nguyễn Hữu Hiểu, thôn 8, xã Hoà Thắng, Tp Buôn Mê Thuột, chủ vườn ươm Anh Quân, cho biết, ông nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, sản xuất cây giống  mắc ca từ năm 2008 đến nay.

Theo đó, vườn ươm cây giống chất lượng cao của ông thành công do có điều kiện tự nhiên tốt, phải chọn địa điểm đất đai tốt , để xây dựng vườn chồi  khoẻ. Gốc khoẻ, cây khoẻ, quả đạt chất lượng cao. Ngoài ra, còn phải chọn hạt giống tốt để có bầu cây khoẻ (cây thực sinh), không nên tận dụng hạt kém chất lượng để làm giống, hạt kém, sinh cây kém.

Chủ trì và phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Thanh Tương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cho biết: “Được sự ủng hộ của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Ngân hàng Liên Việt cam kết cho vay 30 tỷ đồng, để đầu tư vườn ươm cây giống chuẩn, hiện đã làm xong thủ tục, chuẩn bị giải ngân.

Đặc biệt, Công ty CP Tập đoàn Liên Việt cũng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con”.

 

img_01211.JPG

Các đại biểu thăm vườn ươm cây giống của ông Tương

 

Mặt khác, cũng theo ông Tương thì, Krông Năng, được xem là thung lũng mắc ca, do nằm ở độ cao 1.000m so mặt nước biển. Cách đây 20 năm, ông Nguyễn Công Tạn, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã đưa cây mắc ca về xã Ea Tam, để xây dựng vườn ươm.

Hiện, Krông Năng là vùng xây dựng vườn ươm tốt, có vườn đã 20 năm tuổi, có cây đạt 100 kg quả/cây. Đây cũng là lần hội thảo thứ 2 về cây mắc ca, lần thứ nhất diễn ra tại Lâm Đồng. Dự kiến, trong tương lai, sẽ tổ chức hội thảo tại các tỉnh phía Bắc, phát triển cây mắc ca, cần những bước đi vững chắc, bài bản như vậy.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
Top