UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp năm 2022, với chủ đề “Thu hút đầu tư phát triển bền vững nông nghiệp hàng hóa tập trung, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm".
Tham dự Hội nghị có sự đại diện của 15 đại sứ quán, các đoàn khách quốc tế; lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư của 25 tỉnh, thành phố và hơn 200 đại biểu đại diện các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước,…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Đây là dịp để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu về thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, dư địa đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đến các nhà đầu tư; tạo diễn đàn cho các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối giao thương, tăng cường hợp tác phát triển; thu hút đa dạng hóa các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản của tỉnh”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá về thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông - lâm - thủy sản của tỉnh Đắk Lắk và trực tiếp tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp danh mục các dự án, khu vực thu hút đầu tư vào lĩnh nông nghiệp, chế biến nông - lâm - thủy sản của tỉnh với 109 dự án. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt 21 dự án; chăn nuôi 29 dự án; thủy sản 5 dự án; lâm nghiệp 4 dự án; du lịch sinh thái 5 dự án; chế biến nông, lâm, thủy sản 34 dự án; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững 9 dự án và lĩnh vực khác 2 dự án.
Trước thế mạnh, tiềm năng của tỉnh, tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, nhấn mạnh: “Nhiệm vụ đặt ra cho tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới về phát triển kinh tế nông nghiệp là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần triển khai có hiệu quả các nội dung đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh để hàng năm đề xuất danh mục các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đối tác chiến lược đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
Ngoài ra, để phát huy có hiệu quả cao nhất các tiềm năng và lợi thế, dư địa và chủ động vượt qua mọi rào cản, thách thức, Bộ Nông nghiệp và PTNT mong muốn Đắk Lắk và các nhà đầu tư chú trọng đầu tư vào nông nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk cần hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong khu vực thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đặt ra”.
Phát biểu kết thúc Hội nghị, ông Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, khẳng định: “Với chủ trương nhất quán, xuyên suốt, tỉnh Đắk Lắk sẽ tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuê đất, đầu tư kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư“.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn đăng ký gần 1.100 tỷ đồng; trao 8 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng giá trị cam kết đầu tư trên 23.000 tỷ đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…