Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019 | 20:24

Đắk Lắk: Một doanh nghiệp trẻ thành công từ cây mắc ca

Do có sản lượng mắc ca lớn, chỉ sau Lâm Đồng, một doanh nghiệp trẻ ở Đắk Lắk đã thành công trong việc sản xuất và chế biến mắc ca.

Chị Nguyễn Thị Thu Phương, thuộc tốp doanh nhân 9x, Giám đốc Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đắk Lắk, cho biết, Việt Nam là 1/30 quốc gia trồng được mắc ca; hạt mắc ca của Việt Nam hiện đang có giá cao hơn thị trường thế giới. Một số quốc gia không sản xuất được mắc ca, cũng phải nhập về, để chế biến các sản phẩm khác

img_8129.JPG

 Chị Phương (phải) kiểm tra công nhân tách nứt mắc ca thủ công    

 

Đặc biệt, đầu ra của mắc ca trong nước và trên thế giới luôn rộng mở. Song, kể cả trên thế giới, cũng chỉ mới cung ứng được 25 – 35%. Ở Đắk Lắk, sản lượng đã đứng thứ 2, sau Lâm Đồng, vì vậy, chị Phương quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, vào năm 2016, bước đầu khởi nghiệp không mấy suôn sẻ, do phải mày mò, tìm kiếm máy móc để sản xuất, chế biến tinh dầu, tách nứt hạt, tất cả đều chưa đồng bộ, nên hỏng hóc, thiệt hại rất nhiều.

Nhất là công nghệ sấy quả khô chưa phù hợp, do Việt Nam chưa có máy sấy mắc ca, phải sử dụng máy sấy hoa quả. Vì vậy, Công ty phải điều chỉnh lại, rất mất thời gian, và tốn kém, chỉ sau 3 tháng mày mò, 3 tháng sản xuất thử, đã mất trắng 50 triệu đồng, và 9 tháng sau mới ra được sản phẩm như ngày nay.

Hiện, Công ty đã thành công trong sản phẩm mắc ca sấy nứt, khâu sản xuất bóc tách hạt hoàn toàn bằng thủ công, để bảo đảm chất lượng hạt. Được người tiêu dùng đón nhận trong suốt 3 năm qua, cả ở trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, ở trong nước, lượng tiêu thụ nhiều nhất khoảng 85% chủ yếu tại các thành phố lớn; 15% còn lại là khu vực nông thôn. Khách hàng nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan (Trung Quốc) và Canada, chiếm khoảng 10%; còn lại là khách trong nước, chiếm 90%.

Sắp tới, Nguyên Phương còn có thêm sản phẩm mắc ca rang muối; liên kết với Công ty Socola, sản xuất Socola mắc ca (hiện đang làm khuôn); đặc biệt là chiết xuất tinh dầu mắc ca, giá hiện tại ở thị trường Đắk Lắk  là 2,2 triệu đồng/lít.

Dự kiến, Socola mắc ca, sẽ đưa vào chuỗi liên kết rượu vang, để làm quà trong dịp Tết Nguyên Đán 2020; ngoài ra, Công ty còn đưa sản phẩm vào các cửa hàng ở sân bay, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch; cửa hàng trái cây đăc sản, đặc sản vùng miền…       

“Theo đó, Công ty có 12 người, trong đó, Ban Giám đốc có 2 người, cổ đông 3 người, công nhân 7 người, chủ yếu làm thủ công ở khâu tách nứt. Vốn điều lệ 4 tỷ đồng, chỉ tính riêng 5 tháng cuối năm 2018, doanh thu của Nguyên Phương đã đạt 5 tỷ đồng, dự kiến, cuối năm 2019, sẽ tăng lên 12 tỷ đồng (trong những năm tới sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa).

Hiện, chúng tôi đang xúc tiến tìm kiếm bạn hàng, từng bước giới thiệu sản phẩm, mặt khác, lượng mắc ca hiện tại ở Đắk Lắk chưa nhiều, mới đạt khoảng 300 tấn. Do đó, chúng tôi phải tìm khách hàng trước, để những năm sau, khi Công ty đẩy mạnh sản xuất, sẽ xúc tiến thương mại.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ liên kết với chuỗi thực phẩm chay, để tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian sớm nhất. Được biết, trên thế giới, mắc ca đang được xem là trợ thủ đắc lực cho người ăn chay, vì vậy, từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Công ty rất bận rộn” - Nguyên Phương chia sẻ.

 

img_8130.JPG

 Công nhân của Nguyên Phương đóng gói mắc ca

 

Ngoài ra, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tháng 8/2019, Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn Egroup, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, đơn vị sở hữu chuỗi Trung tâm Tiếng Anh Apax , đã đầu tư cho Nguyên Phương 5tỷ đồng, (tương đương 36% cổ phần của Công ty).

Chia sẻ với Nguyên Phương, khi Công ty đã có doanh thu, và mô hình sản xuất ổn định, ông Thuỷ cho biết: “Tôi nghĩ, những sản phẩm về hạt là một thị trường đang phát triển. Tôi muốn đưa đến cho người tiêu dùng, những sản phẩm như thế này; đồng thời, hỗ trợ những người nông dân làm ra sản phẩm, và tôi tin tưởng vào khả năng thành công của bạn, tôi có thể giúp bạn được”.

Mặt khác, Nguyên Phương cũng mong muốn, sớm đưa được sản phẩm vào chuỗi cung ứng của ông Thuỷ trên toàn quốc, và được hỗ trợ đưa ra thị trường thế giới.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top