Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2019 | 21:2

Đắk Nông: Bán khoán vườn sầu riêng cho thương lái, lợi bất cập hại

Vì nhiều lý do, nông dân đã bán khoán vườn sầu riêng cho thương lái. Mặc dù có nhiều thuận lợi, song cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro…

Hiện, nhiều nông dân đã bán sầu riêng theo kiểu khoán vườn cho thương lái. Hình thức này đem lại nhiều thuận lợi cho nông dân, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ...

 

o-khanh-99.jpg

 Ông Khanh, xã Nhân Cơ  tự chăm sóc vườn sầu riêng để phát triển ổn định

 

Bán sầu riêng theo dạng khoán vườn,  được khá nhiều nhà vườn áp dụng lâu nay. Theo đó, chủ vườn ký hợp đồng giao hẳn vườn cây cho người khác chăm sóc, thu hoạch theo giá thỏa thuận.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú (Nhân Cơ), hình thức này, trước mắt, các nhà vườn không cần phải lo đầu ra.

Mặc khác, khi bán khoán cho thương lái, sản lượng, chất lượng vườn cũng tốt hơn. Song, cũng cái có hại, vì họ chú trọng lợi nhuận, nên sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc kích thích để bồi bổ, ép cây ra nhiều quả

Vì vậy, nếu sau này, không theo chế độ chăm sóc đó nữa, thì vườn cây phát triển chậm lại, thoái hóa nhanh, mất năng suất.

Ông Trần Văn Lâm, Thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) có 3 ha sầu riêng, đang trong thời kỳ kinh doanh. Hai năm nay, vì thiếu lao động, nên đã bán khoán cả vườn cho một thương lái.

Ông Lâm thỏa thuận với bên “mua vườn”, giá 40.000 đồng/kg, bên mua đặt cọc trước 100 triệu đồng. Những năm trước, dù giá sầu riêng lên xuống thất thường, nhưng  thu nhập của ông Lâm vẫn ổn định.

Thế nhưng, vụ sầu riêng vừa qua, giá sầu riêng giảm mạnh, thương lái cứ để vậy, không đến hái. Trong khi sầu riêng đến tuổi phải thu hoạch, nếu để lâu, sẽ ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất vụ sau.

Theo ông Lâm: “Khi để sầu riêng lưu quả quá lâu, và không kịp thời chăm sóc vườn sau thu hoạch, cây sẽ bị suy yếu. Đây là những hạn chế khi khoán vườn”.

Ông Hoàng Tuấn Khanh, thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), cho biết, thương lái nào cũng rất tinh vi, vì họ có nhiều kinh nghiệm về thị trường, và khả năng dự đoán năng suất, định giá vườn trong mỗi vụ…

Vì thế, đa số thương lái đều sử dụng các biện pháp để can thiệp vào quá trình sinh trưởng của cây, để không bị thua lỗ khi mua khoán vườn.

Theo đó, đa số nhà vườn bán khoán sầu riêng, đều có lý do bất đắc dĩ như: Thiếu kỹ thuật chăm sóc, thiếu công lao động, thiếu vốn… Cái lợi trước mắt,  họ nhận được số tiền lớn, nhưng sau đó, sẽ nảy sinh vô số vướng mắc không mong muốn,

Bà Lê Thị Hồng, xã Quảng Sơn (Đắk Glong), có 150 cây sầu riêng, 8 năm tuổi. Những năm trước, bà tự chăm sóc, thu hoạch và có thu nhập cao.

Vài năm gần đây, do bận rộn với rẫy cà phê, bơ, diện tích vườn lớn hơn, nên đã cho thương lái thuê lại vườn sầu riêng, với giá thỏa thuận.

Những năm trước, khi bà chăm sóc, vườn sầu riêng bình thường, đạt ổn định 7 - 10 tấn quả. Song, khi thương lái chăm sóc, năng suất tăng lên 15 tấn quả. Điều này cho thấy, cách chăm sóc, khai thác vườn của họ rất cao.

Sau thu hoạch, người thuê đã tạo sự tin tưởng cho chủ vườn bằng cách, chỉ chăm sóc cây vừa phải. Khi cây tăng trưởng mạnh, cần kích thích mầm hoa, thương lái phun thuốc kích thích, bón phân ồ ạt, quy trình này chủ vườn không hề biết.

Mặt khác, nếu biết, chủ vườn cũng không thể lên tiếng, vì đã giao vườn cho họ theo hợp đồng.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm CLB sầu riêng Thiên Phú, cho biết: “Với cách cho thuê này, đa số vườn sầu riêng đạt năng suất rất cao trong những vụ đầu. Càng về sau, càng giảm, bởi nhiều chủ vườn không nắm được mức độ đầu tư phân bón, do thương lái đã sử dụng, để chăm sóc theo cho cây lại sức”.

Theo ông Phạm Quang Vượng, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đắk R’lấp, khi người dân bán khoán vườn sầu riêng, cái lợi trước mắt là được giá, ổn định đầu ra.

 

Gia Lai: Cà phê lại tụt giá, khiến nông dân bất an

Thời điểm này, nhiều diện tích cà phê niên vụ 2019-2020 đã chín, buộc người dân phải hái để bán cho đại lý. Song, do giá cà phê xuống thấp, nên nhiều nông dân không khỏi lo lắng.

 

c-f-661.jpg

 Giá cà phê xuống thấp, khiến nông dân lo lắng Ảnh: N.H

 

Theo Chi cục Trồng trọt  tỉnh Gia Lai, hiện có hơn 97.000 ha cà phê. Trong đó, diện tích đang kinh doanh hơn 83.000 ha, còn lại ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Khoảng 2 năm trở lại đây, giá cà phê liên tục sụt giảm, đã gây nhiều khó khăn cho người trồng.

Hiện, cà phê mới bước vào giai đoạn hái bói, ở diện tích chín sớm. Song, người dân không khỏi lo lắng, vì giá cà phê giảm khá sâu

Ông Hà Duy Tùng (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) cho hay: “Tôi trồng 2 ha cà phê. Hiện, nhiều cây chín sớm buộc phải hái, nếu không quả sẽ rụng, tốn thêm công nhặt.

So năm ngoái, năng suất năm nay cao hơn, nhưng giá cà phê tươi chỉ 6.000 đồng/kg, trong khi đầu vụ trước 7.000-8.000 đồng/kg. Nếu giá này, ai bỏ nhiều vốn, phải thuê chăm sóc, thu hái, thì may lắm là hòa vốn, bởi giá phân bón, thuốc BVTV và nhân công thu hái đều tăng.

Hiện, giá thuê nhân công hái cà phê đang ở mức 170 -180.000 đồng/người/ngày. 

Bà An (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) cho biết: “Gia đình có hơn 2 ha cà phê, đầu vụ thu hoạch trước, giá cà phê tươi 8.000 đồng/kg, còn phơi khô 17.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, còn khoảng 100 triệu đồng.

Còn năm nay chỉ 6.000 đồng/kg cà phê tươi, 14.000-15.000 đồng/kg cà phê khô. Trong khi đó, giá công hái là 180.000 đồng/người/ngày.”

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt tỉnh, năng suất cà phê niên vụ 2019 – 2020 ước đạt 28,1 tạ nhân/ha, tăng 0,5 tạ/ha so vụ trước; sản lượng ước 233.580 tấn, tăng 10.880 tấn so niên vụ 2018-2019.

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh: Niên vụ 2019-2020, thời tiết thuận lợi, sâu bệnh gây hại cũng không lớn, bệnh rụng quả ở mức độ bình thường… 

Vì vậy, năng suất dự ước, đạt kế hoạch đề ra. Hiện, giá cà phê phụ thuộc thị trường xuất khẩu. Do đó, Chi cục khuyến cáo nông dân khi thu hoạch, cần quan tâm đến chất lượng. Việc tiêu thụ ổn định, sẽ giúp nông dân vượt qua khó khăn, có nguồn thu để tái đầu tư sản xuất.

Xây dựng sản phẩm đặc trưng ở Đăk Hà

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030; huyện Đăk Hà chỉ đạo các xã, thị trấn lựa chọn sản phẩm đặc trưng, nổi trội để đăng ký.

 

mag-333.jpg

Sản phẩm măng le của Đắk Psi. Ảnh QĐ

 

Măng le là sản phẩm nổi tiếng của Đăk Psi từ hàng chục năm nay, được chọn làm sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Đỗ Văn Thái (thôn Kon Pao Kram), làm nghề mua bán măng từ năm 2001 đến nay, cho biết, mùa măng le khoảng giữa tháng 7 đến cuối tháng 9, nếu mưa kéo dài, có thể thu hoạch sang nửa đầu tháng 10.

Hàng năm, ông phơi sấy từ 700-1.000kg măng khô, giá bán trung bình  200.000 đồng/kg.

Ông Lương Công Sơn xã Đăk Psi, cho biết, bình quân, gia đình ông sấy được 4 mẻ măng/ngày, từ 18-25kg măng tươi, cho ra thành phẩm 1 kg măng khô, tùy chất lượng măng.

Ông Sơn bộc bạch, đầu tư trang thiết bị sản xuất măng khô trên 20 triệu đồng. Bình quân mỗi mùa, sản xuất khoảng 1 tấn măng khô, thu nhập 40-50 triệu đồng/vụ, nhưng không đủ cung cấp cho thị trường.

Ông Nguyễn Phúc Đoan - Chủ tịch UBND xã Đăk Psi, cho biết: Năm 2017, khi huyện chỉ đạo xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, Đăk Psi quyết định chọn măng le, và được nhân dân đồng tình.

Với lợi thế trên 5.000 ha cây le, nứa mọc tự nhiên; điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nên chất lượng măng Đăk Psi tốt hơn những địa phương khác.

Mỗi mùa măng, người dân khai thác được trên 400 tấn măng tươi, được 14-20 hộ dân tại địa phương thu mua, chế biến khoảng 20 tấn măng khô, nhưng không đủ cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Ông Đoan chia sẻ, chính quyền xã đang làm thủ tục để đăng ký thương hiệu, lô gô, mã vạch, nguồn gốc xuất xứ, bao bì sản phẩm măng le Đăk Psi.

Nét đặc trưng của măng khô Đăk Psi là sản xuất thủ công, không pha trộn chất phụ gia, phẩm màu, hay bất cứ hóa chất nào khác. Sản phẩm không biến đổi màu theo thời gian, có thể sử dụng trong vòng 1-2 năm, đảm bảo vệ sinh ATTP.

“Năm 2015, 1kg măng khô giá 120 -140.000 đồng, thì nay đã 200.000 đồng. Thời gian tới, có thể tăng lên 220 -250.000 đồng/kg, kéo giá măng tươi tăng lên 7 -8.000 đồng/kg, thì người dân sẽ có thêm nguồn thu không hề nhỏ...” - ông Đoan khẳng định.

Hiện, ngoài măng khô, huyện Đăk Hà còn có gạo thơm Đăk La; năm 2018 đạt 80 tấn, năm 2019 đạt 120 tấn, giá bán 17.000 đồng/kg; măng khô Đăk Psi, 20 tấn/năm, giá bán 200.000 đồng/kg; trái cây Ngọc Wang (cam sành, sầu riêng...), năm 2018 đạt 35 tấn; năm 2019 đạt 40 tấn, giá bán 25 -80.000 đồng/kg.

Gà thả vườn Hà Mòn, năm 2018 đạt 1 tấn, năm 2019 là 2,5 tấn, giá bình quân 100.000 đồng/kg; cà phê Pô Kô Farrm, sản lượng 800 tấn nhân/năm, giá cao hơn thị trường 2-3 triệu đồng/tấn nhân, xuất khẩu trực tiếp đến 7 quốc gia, vùng lãnh thổ...

Ông Hoàng Nghĩa Trí - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà, cho rằng: “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” cũng là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đó, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục củng cố, và duy trì, các sản phẩm đã có ở địa phương; phát triển các chuỗi liên kết sản xuất cấp huyện, tỉnh, theo chuỗi giá trị”.

 

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top