Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2017 | 3:34

Danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam 2018 sẽ có giải thưởng cho các mô hình liên kết chăn nuôi

Đó là khẳng định của Ban tổ chức Chương trình bình chọn và trao tặng Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam 2018” tại buổi họp báo phát động chương trình.

Bà Hạ Thúy Hạnh phát biểu tại họp báo giới thiệu chương trình.

Theo TS.Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Trưởng ban tổ chức chương trình bình chọn, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, chiếm tỷ trọng khoảng 26,5% trong tổng giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp, đóng góp khoảng 5% trong tổng GDP. Trong giai đoạn 2011 – 2016, tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi đạt 4,5 – 5%/năm, chiếm 30 – 32% giá trị ngành nông nghiệp. Năm 2017, tổng giá trị ngành chăn nuôi cả nước ước đạt khoảng 210 nghìn tỷ đồng, riêng chăn nuôi gia cầm đạt 43.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhất định như: chăn nuôi theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ là chủ yếu; năng suất thấp, chi phí đầu tư cao; thiếu liên kết; đầu ra kém ổn định; chưa giải quyết triệt để vấn đề dịch bệnh,... nên sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành chăn nuôi được dự báo sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp và người dân.

Trước những khó khăn, thách thức đó, rất cần sự nỗ lực của toàn ngành và càng cần hơn một danh hiệu để cổ vũ, khuyến khích động viên khích lệ về mặt tinh thần, giúp doanh nghiệp và nông dân đang ra sức sản xuất những sản phẩm chăn nuôi tốt nhất cung cấp cho thị trường trong nước và từng bước hướng ra thị trường thế giới.

“Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam 2018” nhằm kịp thời ghi nhận, tôn vinh những sản phẩm liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi như: Con giống chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin, sản phẩm chế biến, thiết bị máy móc, chuồng trại... của các tập thể, doanh nghiệp, người chăn nuôi trong cả nước, đồng thời khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm và năng lực của ngành chăn nuôi, từ đó thúc đẩy phong trào không ngừng nghiên cứu, cải tiến, ngày càng nâng cao uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm; góp phần phát triển ngành chăn nuôi phát triển bền vững”, ông Sơn nói.

Được biết, Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam 2018” sẽ được Hội đồng giám khảo là những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín trong và ngoài ngành bình chọn và trao tặng. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi với các sản phẩm đăng ký gồm: Con giống chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin, sản phẩm chế biến, thiết bị máy móc, chuồng trại...

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đơn vị phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức chương trình bình chọn, cho biết, nét mới của chương trình bình chọn năm 2018 so với năm trước là sẽ có giải thưởng cho các mô hình liên kết sản xuất, các trang trại mang lại giá trị kinh tế cao, có tác động tích cực đến cộng đồng nhằm khuyến khích các nhóm hộ đẩy mạnh liên kết sản xuất.

Ông Sơn cho biết thêm, các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia ngoài việc được hỗ trợ về mặt chuẩn bị hồ sơ còn được trao kỷ niệm chương, được truyền thông miễn phí trên các ấn phẩm báo chí của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, riêng top 10 sản phẩm chất lượng nhất có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Đại diện Công ty CP ĐTK cho biết, sẽ đưa sản phẩm trứng gà sạch Freskan đề cử tham gia chương trình bình chọn lần này để tạo động lực cho công ty tiếp tục có những sáng kiến, đổi mới trong sản xuất.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ 01/01/2018 đến hết ngày 31/8/2018. Việc trao tặng danh hiệu sẽ được tổ chức tại Hà Nội, thời gian dự kiến vào tháng 9/2018.

Thông tin liên hệ thường trực Ban tổ chức: Văn phòng Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, P.604, nhà CT1A, Vinaconex3 Phường Trung Văn, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 0243. 8687750.

Khánh Nguyên

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top