Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 | 14:29

Đào Nhật Tân sẵn sàng đón Tết

Bận rộn với việc vặt lá đào, chăm sóc cây, cắt tỉa cành, để cây nở hoa đúng Tết Nguyên đán 2020, là không khí chúng tôi cảm nhận được ở bất kỳ vườn đào nào của các thành viên HTX Nông nghiệp Dịch vụ tổng hợp Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).

img_9410-1.JPG
Ông Dũng “sửa sang sắc đẹp” cho cây đào thế gốc Lạng Sơn.

 

Để đào khoe sắc

Ông Nguyễn Văn Chiến, cụm sản xuất số 4, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết, ông có 4 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) đào Tết. Trước đây, sản xuất ở trong đồng, năm 1997, sau khi nhường đất để xây dựng đô thị, đã chuyển hẳn ra vùng bãi sông Hồng. Thời điểm đó, nơi đây đang trồng ngô, khoai, chủ yếu là rau màu, do đó, để trồng đào, bà con phải cải tạo lại đất, dồn chỗ cao xuống thấp, để có mặt bằng thích hợp với cây đào. Giả sử, có lũ nhỏ, ngập tràn gốc, sau khi nước rút, cây vẫn an toàn; nếu ngập hết tán, thì cây mới bị hỏng.

Thực tế  thấy, nếu có báo động lũ số 1, cây đào vẫn “bình yên”, vì vậy, từ khi bà con chuyển đào ra bãi đến nay, đã hơn 20 năm, song sắc thắm hoa đào Nhật Tân vẫn giữ nguyên. Thậm chí còn tốt hơn, do đây là vùng đất đã thấm đẫm phù sa sông Hồng từ thuở còn sơ khai đến nay, nên bông vẫn to, cánh vẫn thắm, và hoa dày.   

Được biết, đón Tết Nguyên đán 2020, vườn đào của ông Chiến có 350 cây, chia làm 2 loại, đào bán cành 150 cây; đào thế cho thuê chơi Tết 200 cây. Trong đó, đào cho thuê có giá trung bình 4 - 9 triệu đồng/cây; và khoảng 50 - 60 cây có giá 10 - 30 triệu đồng/cây. Năm nào may mắn, khách thuê nhiều, thì chỉ còn lại 30 – 40 cây, nhưng hiếm khi thuê hết. Đào cành, năm thứ 2 trở đi mới có cành to, đẹp, năm thứ 6 - 7 phải thay cây; giá bán bình quân 200.000 – 300.000 đồng đến  1 triệu đồng/cành.

Cũng như ông Chiến, ông Nguyễn Tiến Dũng, tổ 40, khu dân cư số 8, phường Nhật Tân, cho biết, đón Tết Nguyên đán 2020, ông có trên 200 cây đào thế, cả bán và cho thuê. Trong đó, cây cao tuổi nhất 20 năm, hiện có khách đặt mua 15 – 20 triệu đồng/cây; nếu cho thuê chơi Tết, cũng chỉ chênh nhau vài triệu đồng. Tuỳ theo khách, có thể thuê 1 tháng, hoặc 3 tuần, đến hẹn, gia chủ đến chở cây về. Bình quân các loại đào cho thuê Tết 2020 có giá  2 - 20 triệu đồng/cây...

Hiện, vườn đào của ông đã tuốt lá xong những cây thế (nghĩa là vặt trụi, không để lại lá nào), để cây tập trung ra hoa; khoảng đầu tháng 12 âm lịch cây sẽ ra hoa. Đào cành tự do, thường bán vào khoảng sau ngày 23 đến 30 Tết nên đang vào thời điểm tuốt lá.  Thời điểm này, bắt đầu có khách đến thuê, hoặc mua. Tuy nhiên, rộ nhất là từ 10 – 20 âm lịch tháng Chạp hàng năm, lúc này, các đơn vị cơ quan nhà nước thuê rất nhiều.

Ngoài ra, những cây đào thế khoảng 20 năm tuổi, được mua về từ Lạng Sơn, cách đây 5 – 6 năm, cũng đang được ông Dũng, chỉnh trang “nhan sắc”. Đây là những cây đặc biệt, cho thuê với giá 20 triệu đồng/cây, nếu bán đứt cũng phải 22 – 25 triệu đồng/cây. 

Theo ông Dũng, những cây đào thế cổ thụ trong vườn, ông chủ yếu mua từ Lạng Sơn. Đào Lạng Sơn thường “bền” hơn đào Sa Pa, do chất đất Lạng Sơn chắc hơn đất Sa Pa, vì độ ẩm Sa Pa cao hơn Lạng Sơn. Mặc khác, đào Sa Pa lớn nhanh nhưng cây xốp hơn và tuổi thọ thấp hơn đào Lạng Sơn. Hàng năm, sau khi bán đào về xuôi, người dân Lạng Sơn lại tiếp tục trồng cây con, 5 năm sau có cây xuất bán. Đặc biệt, loại 7 – 10 năm tuổi, cây to khoẻ, “thịt”  chắc, tuổi thọ cao, giá bán cũng khá cao.

Làng nghề biểu tượng của Thủ đô 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Mẫn, Phó giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ tổng hợp Nhật Tân, cho biết: “Trước những năm 2000, làng đào chỉ có hơn 30ha. Sau khi đô thị hoá, trong đồng còn khoảng 3ha đất xen kẹt, bà con vẫn tận dụng để trồng; và trồng 92ha ở bãi sông Hồng. Hiện, HTX có 400 hộ trồng đào, hộ nhiều nhất 5.000m2, ít nhất vài trăm mét vuông; số thành viên trên 900 người.

Đất bãi hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng cây đào, thậm chí còn tốt hơn, do đảm bảo nguồn tưới, đồng thời, chất đất ở ngoài bãi cũng màu mỡ hơn. Giả sử có lũ, mức độ báo động 1-2, cũng không ảnh hưởng gì, báo động 3 trở lên mới nguy hiểm. Toàn HTX có khoảng 40% đào cây, 60% cành”.

Theo ông Mẫn, đào Nhật Tân ngày nay không nhất thiết là phải tán tròn như ngày xưa. Nay, với nhiều sáng tạo của nhà vườn, cây đào Tết có thêm nhiều dáng thế. Ví như:  bon sai, đào cành tự do, đào cành uốn thế, đào tán tròn…  

Đào Nhật Tân không những là biểu tượng của Thủ đô mà còn nổi tiếng khắp cả nước, từ nhiều thế kỷ nay. Đặc biệt, dưới bàn tay khéo léo của mình, người dân Nhật Tân còn biết ghép mắt phôi đào bích vào gốc đào quả, để tạo ra cây đào lai gốc khoẻ, nhưng hoa vẫn thắm đượm, đẹp và đều bông.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top