Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2022 | 15:52

Dấu ấn xuất khẩu ngành nông nghiệp trong quý I

Tính chung quý I, giá trị xuất siêu toàn ngành nông nghiệp đạt 3 tỷ USD (gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái). Các mặt hàng cà phê, cá tra, tôm... có sự gia tăng mạnh mẽ

ca-phe-viet-thach-thuc-phat-trien-thi-truong-xuat-khau.jpg
Thu hoạch cà phê.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng gấp 3 lần

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tính đến hết quý 1, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 12,8 tỷ USD (tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Đặc biệt, xuất khẩu nhiều mặt hàng như cà phê, hồ tiêu, cá tra, tôm tăng rất mạnh.

Cụ thể, theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu năm đạt khoảng 1,2 tỷ USD (tăng 50,4%); cao su đạt khoảng 746 triệu USD (tăng 10,7%); gạo đạt 715 triệu USD (tăng 10,5%); hồ tiêu khoảng 252 triệu USD (tăng 40,8%); cá tra đạt 606 triệu USD (tăng 82%), tôm đạt 929 triệu USD (tăng 39,7%)… Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng đầu vào sản xuất đạt khoảng 603 triệu USD (tăng 72,5%), đặc biệt là phân bón với giá trị khoảng 291 triệu USD (tăng 2,8 lần).

Tính chung quý 1, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ước trên 12,8 tỷ USD (tăng 15,3%). Trong khi đó, nhập khẩu mặt hàng nông, lâm thủy sản ước gần 9,8 tỷ USD (giảm 3,5%), đưa giá trị xuất siêu đạt 3 tỷ USD (gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái).

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần). Đứng thứ 2 là Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần), tiếp đến là Nhật Bản với giá trị đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8%) và Hàn Quốc với khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4%).

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu trên 50 tỷ USD trong năm nay, Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu ; đồng thời tập trung đàm phán để thúc đẩy xuất khẩu ớt, sầu riêng, sữa và sản phẩm sữa, bột cá và dầu cá, sản phẩm lông vũ sang Trung Quốc; nhãn sang Nhật Bản; bưởi, chanh ta sang Newzealand; bưởi sang Mỹ và Ấn Độ; sản phẩm động vật sang Hàn Quốc; mật ong sang EU…

Xuất khẩu cá tra đang đà hồi phục mạnh mẽ

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường này từ cuối tháng 2 và làm tăng các chi phí vận tải, nguyên vật liệu sản xuất chế biến, xuất khẩu thủy sản tháng 3 vẫn duy trì tăng trưởng tích cực ở mức 25% với giá trị ước đạt 920 triệu USD.

 

ttxvn_ca_tra_basa.jpg
Quý 1, xuất khẩu cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ.

Sau khi tăng 44% trong tháng 1 và 62% trong tháng 2, xuất khẩu thủy sản tháng 3 tăng trưởng chậm hơn nhưng doanh số vẫn cao hơn đáng kể so với 2 tháng đầu năm.

Tính đến hết tháng 3, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả xuất khẩu khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh, tăng 80% đạt 261 triệu USD trong tháng 3 với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, EU.

Lũy kế tới hết tháng 3, xuất khẩu cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đến nay chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.

Riêng mặt hàng tôm vẫn giữ tỷ trọng cao nhất với 37% với kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt hơn 345 triệu USD tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm trong quý 1 đạt trên 900 triệu USD, tăng hơn 37% so với quý 1 năm 2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá xuất khẩu trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu tôm vượt xa năm trước. Trong khi đó, khai thác và xuất khẩu hải sản không giữ được mức tăng như tôm và cá tra.

Theo VASEP, xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai thác hải sản vì giá xăng dầu tăng quá cao, nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí bán tàu bỏ nghề. Ngành chế biến hải sản vốn đã khó khăn về nguyên liệu lại càng thiếu hụt.

Vì vậy, xuất khẩu hải sản trong tháng 3 chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn dưới 3%, đạt 312 triệu USD; trong đó, xuất khẩu cá ngừ và mực bạch tuộc vẫn duy trì được tăng trưởng 20% nhưng xuất khẩu các loài cá biển khác giảm 14%.

Tuy nhiên, lũy kế hết quý 1 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hải sản ước đạt 878 triệu USD, tăng 20%, nhờ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm; trong đó xuất khẩu cá ngừ đạt 234 triệu USD, tăng 55%; mực, bạch tuộc tăng 35% đạt 156 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 3/2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao; trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 42%, sang Trung Quốc tăng 77%, sang EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tương đương so với tháng 3/2021.

Liên quan đến thị trường Nga và Ukraine, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại Vasep (Vasep Pro) cho biết, xung đột Nga-Ukraine khiến cho xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3 chỉ còn 2,7 triệu USD và xuất khẩu sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3.

Hai tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang Ukraine vẫn đạt 4,5 triệu USD. Tuy Nga chỉ chiếm chưa tới 2% và Ukraine chiếm 0,3% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nghĩa là sụt giảm về doanh thu ở 2 thị trường này không đáng kể, nhưng hệ lụy của cuộc chiến đối với ngành thủy sản không hề nhỏ vì giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến cả sản xuất, xuất khẩu.

Theo phân tích của VASEP, xuất khẩu thủy sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi xung đột Nga-Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU… khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường; các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.

Do vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25% đạt 934 triệu USD. Theo đó, xuất khẩu các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn tăng 80% và tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực, bạch tuộc tăng khoảng 25%.

Nhật yêu cầu phải có chứng nhận khai thác với 4 loại thủy sản

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc áp dụng giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại thị trường Nhật Bản kể từ 1-12-2022.

 

ca-trich-16486307403811562101749-16486307562131420458368.png
Cá trích bị Nhật Bản yêu cầu giấy chứng nhận thủy sản khai thác.

Theo thông báo từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản sẽ áp dụng yêu cầu giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate) cho 4 loài là mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp) và cá trích (Sardine, Sardinops spp) khi nhập khẩu vào Nhật Bản.

Tổng cục Thủy sản đề nghị VASEP thông báo đến toàn thể các doanh nghiệp thành viên để có những chuẩn bị kịp thời tránh làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động xuất khẩu hải sản sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt hơn 1,3 tỉ USD, chiếm 14,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 210 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2021.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 80 triệu USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong nửa đầu tháng 3 chỉ đạt gần 161 triệu USD, giảm hơn 11% so với cùng kỳ 2021.

 

1-trung9a7a8a.jpg
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm

 

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15.3, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 667,4 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giảm gần 80 triệu USD.

Việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này không quá khó đoán khi thị Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát dịch gây khó khăn cho việc xuất nhập khẩu trên các địa bàn biên giới phía bắc từ cuối năm 2021 đến nay.

Đặc biệt hơn một tháng qua (từ tháng 2), các địa địa bàn xuất khẩu nông sản quan trọng nhất đều gặp khó. Điển hình như cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai)- Hà Khẩu (Trung Quốc) tạm dừng từ 17.2 đến nay; khu vực cửa khẩu TP Móng Cái (Quảng Ninh) tạm dừng từ 24.2 đến nay.

Trong khi đó, một số cửa khẩu ở Lạng Sơn vẫn duy trì hoạt động xuất nhập khẩu nhưng lượng hàng hóa được thông quan khá nhỏ giọt, nhất là nông sản của Việt Nam xuất khẩu.

Cửa khẩu chưa được khai thông cũng khiến cho giá nông sản trong nước giảm mạnh. Giá thanh long ngày 29.3 vẫn đứng ở mức 7.000-8.000 đồng/kg, mặc dù có tăng so với thời gian trước nhưng với mức giá này người trồng vẫn lỗ. Giá dưa hấu nhích nhẹ lên trên 2.000 đồng/kg thu mua tại ruộng do đã vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng giảm.

Trước tình hình ách tắc cửa khẩu Hữu Nghị ở tỉnh Lạng Sơn, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có đơn kiến nghị đến UBND tỉnh liên quan đến phương thức giao nhận hàng hóa qua cửa khẩu này. /.

 

 

Thanh Tâm (T/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top