Chuyến biển đầu năm bình quân mỗi tàu câu cá ngừ khai thác được từ 20- 40 con cá ngừ bán với giá 115.000 đồng/kg.
Mùng 4 Tết, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên đi đánh bắt những ngày trước Tết đã về bến để bán thuỷ sản. Bến cá trở nên nhộn nhịp với những gương mặt rạng rỡ của ngư dân khi trở về đất liền khi mang về những sản vật từ lòng biển là cá ngừ đại dương.
Tàu câu cá ngừ đại dương rầm rộ về bến cá Đông Tác.
Tại bến cá Đông Tác, thành phố Tuy Hoà sáng mùng 4 Tết, nhiều xe đông lạnh đã có mặt để cân cá, ngư dân tất bật với công việc bốc dỡ cá lên bờ để bán.
Theo bà con ngư dân, chuyến biển đầu năm mới, bình quân mỗi tàu câu cá ngừ khai thác được từ 20- 40 con cá ngừ. Với giá cá 115.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi bạn thuyền thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi chuyến biển. Hầu hết ngư dân đều phấn khởi trong ngày đầu năm mới nhờ có thu nhập khá.
Vận chuyển cá ngừ lên bờ.
Cũng trong sáng nay, nhiều doanh nghiệp đã huy động phương tiện đến các cảng cá, bến cá để thu mua cá ngừ của ngư dân. Công ty CP Bá Hải huy động khoảng 4 xe tải thu mua khoảng 400 con cá ngừ đại dương. Theo công ty này, với nguồn nguyên liệu này, công ty đủ phục vụ cho những ngày ra quân sản xuất đầu năm mới.
Ngư dân vui mừng trúng chuyến đi biển đầu năm.
Ông Đỗ Văn Sự, nhân viên thu mua Công ty CP Bá Hải cho biết, công ty thu mua toàn bộ số lượng cá ngừ bà con ngư dân đánh bắt được để chuẩn bị cho kế hoạch đầu năm của công ty.
Theo kế hoạch, sau khi bán cá nhiều tàu cá chuẩn bị vật tư để sau ngày mùng 10 Tết sẽ vươn khơi đánh bắt trong năm mới Mậu Tuất 2018. Những tín hiệu vui trong những ngày đầu năm đang tiếp thêm niềm tin để ngư dân vươn khơi bám biển trong những ngày đầu năm mới./.
Thương lái thu mua cá ngừ ngay tại bến cá Đông Tác.
Cá ngừ đầy xe lạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…