Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 11 năm 2021 | 16:38

Doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần nâng cao năng lực để có chỗ đứng trên thị trường

Việc nâng cao năng lực đối với các doanh nghiệp kinh doanh chế biến thực phẩm rất cần thiết và quan trọng, vừa để xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao giá trị để đáp ứng với mọi yêu cầu của đối tác trong và ngoài nước.

Có 88 doanh nghiệp được sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc theo yêu cầu mới
 
Theo yêu cầu mới của phía Trung Quốc về nhập khẩu thực phẩm, Bộ Công Thương đã tổng hợp và gửi tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách 88 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phù hợp điều kiện theo yêu cầu mới từ phía Trung Quốc đề ra.
 
Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".
 
xk.jpg
Với Lệnh số 248, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc
 
Cụ thể, với Lệnh số 248, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc thay vì chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nằm trong diện “Danh mục cần đăng ký” như trước đây.
 
Với Lệnh số 249, Trung Quốc đưa ra một số quy định mới như: Yêu cầu đánh giá sự phù hợp; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu đối với các loại thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc và thực phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thực phẩm mới; thay đổi về yêu cầu ghi nhãn; cơ sở sản xuất thực phẩm xuất nhập khâu phải chịu trách nhiệm về an toàn của thực phẩm xuất nhập khẩu do mình sản xuất và kinh doanh…
 
Trong số 150 hồ sơ Bộ Công thương nhận được, có 88 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách của Bộ Công Thương phù hợp điều kiện đăng ký theo quy trình xét duyệt nhanh; đúng thời hạn cơ quan chức năng Trung Quốc đề ra.
 
Nâng cao năng lực trong phòng chống vi phạm về ATTP
 
Tại buổi toạ đàm về “Nâng cao năng lực trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm", Thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCTP về môi trường (Bộ Công an), nhấn mạnh: Trong những năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, luôn là vấn đề “nóng” được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, vi phạm pháp luật về ATTP diễn ra ở hầu hết các công đoạn từ sản xuất chế biến đến bảo quản, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm.
 
Thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt cũng cho biết thêm, hiện nay, các vi phạm về ATTP là rất nghiêm trọng và xảy ra phổ biến ở rất nhiều nơi, tình trạng lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc, quá giới hạn cho phép, chưa đủ thời gian cách ly an toàn trong chăn nuôi, trồng trọt; sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất cấm, chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng hóa chất công nghiệp trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; sản xuất thực phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
 
Trong khi tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về ATTP còn rất nhiều và sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường phải nhận diện được những nguy cơ, những thuận lợi, khó khăn, thách thức, để chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.
 
Quản lý chặt nguồn gốc bao gói thực phẩm
 
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hình thức bán hàng online được nhiều khách hàng lựa chọn, tuy nhiên, các bao bì đóng gói thực phẩm dường như đang bị bỏ ngỏ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, việc kiểm sát chặt chẽ nguồn gốc của bao gói thực phẩm cũng rất quan trọng và cần được các cơ quan chức năng lưu tâm.
 
doan-kiem-tra-cua-chi-cuc-a1.jpg
Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và quận Nam Từ Liêm kiểm tra dụng cụ chứa thực phẩm tại một cửa hàng ở phường Cầu Diễn. Ảnh: Thu Trang
 
Đồ bao gói được người bán hàng sử dụng chủ yếu là hộp xốp, túi nilong, sản phẩm nhựa dùng một lần có giá rất rẻ, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do các loại bao bì đựng thực phẩm này hầu hết đều được sản xuất từ đồ tái chế. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm là rất cao.
 
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý, không giống như những túi ni lông, hộp đựng thực phẩm làm từ loại nhựa cao cấp, nhiều loại túi, hộp nhựa, hộp xốp sản xuất từ nhựa tái chế không bảo đảm an toàn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng trực tiếp với thức ăn chế biến sẵn. Tuy nhiên, đáng nói là những ảnh hưởng từ những vật dụng bao gói thực phẩm không an toàn này đối với sức khỏe không diễn ra ngay lập tức trong ngày một ngày hai, mà có thể âm thầm trong cơ thể khó nhận thấy rõ.
 
Ông Nguyễn Duy Thịnh cũng đưa ra khuyến cáo, không nên tái sử dụng hoặc sử dụng hộp xốp, ống hút, cốc, đĩa nhựa để đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, bởi khi đó, những vật dụng này sẽ bị xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh.
 
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, thời điểm hiện tại, khi thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, cùng với phòng, chống dịch Covid-19, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần tiếp tục được đẩy mạnh. Trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, ngoài việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm bán mang về.
 
Hiện nay, các tỉnh thành dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến khá phức tạp, do đó việc bảo vệ an toàn thực phẩm để bảo đảm cho người dân có sức đề kháng tốt, chống lại sự xâm nhập và ảnh hưởng của Covid-19 là rất quan trọng. 
 
Muốn đảm bảo được an toàn thực phẩm rất cần các cơ quan chức năng cần phát huy thật tốt vai trò của mình trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vụ vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chế biến các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, sử dụng những chất phụ gia không đảm bảo trog chế biến, gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. 
 
Đồng thời, người dân cũng cần phải tích cực phát hiện và báo cho chính quyền và các lực lượng chức năng các cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xử lý triệt để. Có như vậy sức khỏe người dân mới được đảm bảo an toàn, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành công.
 
 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top