Ngày 22/2, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đã cùng với doanh nghiệp Trung Quốc ký biên bản ghi nhớ việc nhập khẩu 100.000 tấn gạo, trong đó có 70% gạo tẻ, 30% gạo nếp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết như vậy trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.
Giải pháp căn cơ là giải quyết được quy luật cung cầu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá lúa gạo vụ đông xuân 2019 tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long xuống thấp. Theo đó ngày 28/2, tổ điều hành thị trường trong nước vừa họp đã nêu ra vấn đề, vừa qua, nguồn cung về gạo tăng lên, cầu không có biến động lớn.
Đây là bản chất của vấn đề cung và cầu, có việc giá gạo trong một thời gian nào đó không được như mong đợi, trước hết là của người nông dân, rồi cấp quản lý, trong đó có Chính phủ và các bộ, ngành.
Để thực hiện việc này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các đơn vị, bộ, ngành liên quan đã đến Cần Thơ và một số tỉnh, thành phố khác như Đồng Tháp… những nơi có lượng gạo lớn để có thể gặp gỡ trực tiếp, đề xuất tạm trữ về lúa, gạo và có biện pháp thu mua gạo của bà con.
Trong mấy ngày gần đây sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mua lúa, gạo dự trữ, giá lúa, gạo đã tăng lên một cách đáng khích lệ. Trong thời gian tới, biện pháp chính ngoài việc giải quyết trước mắt thì lâu dài là vấn đề cung-cầu, gắn sản xuất với tiêu thụ và đầu ra. “Giải cứu” không phải là biện pháp lâu dài. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, để giải quyết triệt để vấn đề giá lúa gạo nói riêng và giá cả của các mặt hàng nông sản khác nói chung, phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.
Điều này phải có sự điều hành chung của Chính phủ và các bộ, gắn với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương mới giải quyết cơ bản được.
Đã có doanh nghiệp Trung Quốc thỏa thuận nhập khẩu 100 nghìn tấn gạo
Sản xuất lúa gạo ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường, thời tiết, nhiều giai đoạn giá lúa gạo bị xuống, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng lúa, nhưng phải khẳng định là nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và người nông dân trồng lúa nói riêng luôn được sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 19/2 vừa qua Chính phủ đã chủ trì họp bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn tiêu thụ lúa, gạo. Ngày 18/2, Bộ NN&PTNT đã làm việc với doanh nghiệp Trung Quốc về việc nhập khẩu gạo của Việt Nam. Kết quả, ngày 22/2, Công ty Lương thực miền Nam cùng với doanh nghiệp Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ việc nhập khẩu 100.000 tấn gạo, trong đó có 70% gạo tẻ, 30% gạo nếp. Sau đó, giá lúa, gạo tại ĐBSCL đã có bước chuyển biến tích cực và đã tăng liên tục, ổn định.
Vụ Đông Xuân 2018-2019 của ĐBSCL gieo trồng trên 1,597 triệu ha, năng suất ước đạt 69 tạ/ha, tăng 1 tạ so với vụ Đông Xuân 2017-2018. Sản lượng toàn vùng ước đạt trên 11 triệu tấn lúa; trong đó, lượng lúa dành cho xuất khẩu khoảng 7,339 triệu tấn, tương đương 3,669 triệu tấn gạo.
Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ lúa gạo cho bà con nông dân, thương lái bắt đầu chạy ghe tìm mua lúa. Các doanh nghiệp chế biến gạo cũng hoạt động mạnh trở lại. Ở TP. Cần Thơ, giá lúa đã nhích lên thêm từ 100 - 150 đồng/kg so với những ngày trước. Lúa tươi của nông dân tại ruộng, giống IR 50404 từ 4.400 - 4.500 đồng/kg, giống Đài Thơm 8 giá 4.900 đồng/kg, loại Jasmine 85 giá 5.000 đồng/kg, OM 4900 giá 5.400 đồng/kg, OM 5451 giá 4.900 đồng/kg, RVT giá 5.900 đồng/kg…
Đại diện Vinafood 1 cho biết kế hoạch năm 2019 của Tổng Công ty dự kiến thu mua 1,6 triệu tấn lương thực các loại, trong đó có 1,36 triệu tấn lúa gạo và 80% lượng lúa gạo tiếp tục được thu mua tại các tỉnh ĐBSCL.
Đến thời điểm hiện tại, Vinafood 1 đã chỉ đạo 12 đơn vị thành viên và các chi nhánh trực thuộc thu xếp tài chính, bố trí lực lượng tập trung thu mua lúa gạo tại các nhà máy trên địa bàn khu vực ĐBSCL. Theo đó, tổng sản lượng gạo theo kế hoạch thu mua của Vinafood 1 trong quý I/2019 là 375.000 tấn, trong đó, gạo là 350.000 tấn, lúa là 25.000 tấn.
Hiện nay, các nhà máy đang tiến hành thu mua hết công suất, đến ngày 25/2 đã đạt lượng thu mua 178.000 tấn gạo. Từ nay đến hết tháng 3, Vinafood 1 sẽ tiếp tục thu mua thêm khoảng 172.000 tấn gạo và 25.000 tấn lúa. Tại tỉnh Đồng Tháp, đơn vị sẽ thu mua 130.000 tấn lúa gạo. Việc thu mua vừa phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu giao hàng ngay, vừa tạm trữ để thực hiện nhiệm vụ kích cầu và tiêu thụ lúa, gạo cho bà con nông dân.
Trước những số liệu báo cáo từ Vinafood 1, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong những tháng tiếp theo, đơn vị nên phát huy những kết quả đạt được và cố gắng đẩy mạnh thu mua lúa, gạo đạt mức nửa triệu tấn cho nông dân.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ sẽ mua 1.500 tấn lúa vụ Đông Xuân năm 2019, nhập kho dự trữ quốc gia. Phương thức mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng tại cửa kho dự trữ Nhà nước.
Thời hạn mua thóc đến hết ngày 30/4/2019. Giá mua theo quyết định của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực TPHCM cũng thông báo kế hoạch mua dự trữ quốc gia 2.000 tấn lúa. Địa điểm mua tại cửa kho dự trữ thuộc Chi cục Dự trữ Nhà nước Long An (thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh).
Thời gian mở kho mua từ ngày 1/3/2019. Thời hạn mua lúa đến hết ngày 30/4/2019.
Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mua dự trữ 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Dự trữ khẩn trương triển khai và hiện. Tổng cục Dự trữ nhà nước đã bán hồ sơ gói thầu mua lúa, gạo dự trữ năm nay.
Dự kiến vào đầu tháng 3 tới, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ công bố giá mua và tổ chức đấu thầu thu mua lúa gạo. Việc triển khai mua lúa gạo sẽ được thực hiện ngay để kịp thời hỗ trợ tiêu thụ lương thực cho nông dân.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.