Được biết, làng hoa xã Đức Bác, Sông Lô (Vĩnh Phúc), có trên 30năm nay, song, do mất đất sản xuất nên chỉ còn khoảng 20 hộ trồng. Mặt khác, do thị hiếu người tiêu dùng nâng cao, nên dòng hoa cổ truyền bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho nhiều loại hoa khác...
Hiện, có trên 200 hộ kinh doanh hoa, phục vụ bà con khu vực phía Bắc.
Vợ chồng ông Tới đang chăm sóc hoa, phục vụ bà con dịp Tết Mậu Tuất 2018.
Ông Lê Khắc Tới, thôn Khoái Thượng, cho biết, năm 2014, ông mới bắt đầu trồng hoa, nếu như ban đầu chỉ có các loại truyền thống như: cúc, hồng, thựơc dược, với diện tích 700m2, thì nay con số này đã nâng lên 1,6ha. Được biết, sau 1năm ở nhà làm vườn, năm 2015, ông đã sắm xe ô tô 1,25 tấn đi bán buôn cho các đại lý ở Việt Trì, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Năm 2016 đến nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ông đã đi “tầm” hàng “độc, lạ”, trên nhiều vùng miền của đất nước để làm vừa lòng người thưởng hoa.
Theo đó, để có thông tin về các giống hoa mới lạ, ông đã phải tìm hiểu trên mạng và nhờ bạn bè mách bảo, ông Tới đã vào kinh thành Huế, tìm mua giống hồng cổ ở huyện Vân Khôi, thuộc dòng hồng ta Huế 30 -40 năm tuổi (đường kính 25cm), đem về bán cho các “đại gia”, với giá 20 -25 triệu đồng/cây. Mỗi chuyến đi như vậy phải ở lại cả tuần, và có khi chỉ lùng mua được vài chục cây.
Hiện, 1 cây hồng cổ có thể chiết được 2.000 – 3.000 cành/năm, sau khi cho vào chậu, chăm sóc 6 – 8tháng đã bán đựơc 150 -200.000 đồng tại vườn. Thời gian này, ông còn sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mua hồng ngoại chiết cành, với giá từ 40 -80.000 đồng/cành, nếu chở cây đi bán đến tận đại lý ở các tỉnh phía Bắc thì có giá 350- 400.000 đồng/chậu, mỗi chuyến chở được 250 – 300 chậu/chuyến.
So với bà con Đức Bác, ông Tới mới vào nghề được một thời gian ngắn, song, nhờ linh hoạt và chăm chỉ, ông đã có khá nhiều loại hồng mới mẻ trong tay. Tuy vậy, ông vẫn chưa bằng lòng, năm 2017, ông tiếp tục đi Lào Cai, mua hồng cổ Sa Pa về phục vụ bà con. Mỗi chuyến hàng như vậy chở đựơc 4 -5 gốc, có tuổi đời từ 7 – 10 năm, giá bán 1 cây hồng bố mẹ 8 -10 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Tới còn cho biết, nếu như năm 2014 – 2015, ông vừa phải trồng, chăm sóc cây, vừa phải đi bán hoa đến các tỉnh lẻ, thì nay không phải đi nữa, do khách đến mua tại nhà nhiều và ông còn phải lo khâu đầu ra cho khách. Mặt khác, ông Tới cũng cho biết, không riêng ông mà những người trồng hoa ở Đức Bác vẫn lưu giữ những giống hoa truyền thống của địa phương. Song, không còn nhiều như trước đây, và giá thấp hơn, thược dược chỉ còn 30 – 35.000 đồng/bịch (nilon đen), 15 -20.000 đồng/bịch cúc, bà con có thể đem về trồng vào chậu, hoặc trong vườn, chơi trong dịp Tết.
Theo đó, để chăm sóc trang trại hoa nói trên, trong 6tháng đầu năm, ông Tới phải thuê 3 nhân công; 6 tháng cuối năm, do công việc bận rộn hơn, nên phải thuê 6 – 7 nhân công, với mức lương 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ chi phí, năm 2016, lãi ròng 170 – 220 triệu đồng/năm, dự kiến năm 2017 đạt: 250 – 270 triệu đồng lãi ròng/năm.
Tương tự như vậy, anh Lê Văn Việt, một hộ dân mới tham gia trồng và buôn bán hoa 3-4 năm nay, cũng cho biết, gia đình anh chủ yếu trồng các loại hoa lan như: quế lan hương, tam bảo sắc, phong lan kiều, phong lan đại châu; các loại cúc của Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, người tiêu dùng ưa chuộng nhất là phong lan kiều, do hoa thường nở thành chùm, với nhiều màu sắc như: tím, trắng, hồng, vàng…rất đẹp mắt. Loại hoa này trước đây có nhiều ở rừng Thái Nguyên, nhưng nay đã bị khai thác cạn kiệt, nên nhà vườn phải tự nhân giống.
Hiện, anh Việt có trên 200 giò phong lan các loại như đã kể trên, với giá bán từ 300 - 400.000đồng/giò, thậm chí có loại 5triệu đồng/giò.Theo đó, hoa lan bán quanh năm, dịp Tết Mậu Tuất nhà vườn còn có trên 100 chậu lan các loại để phục vụ khách như: địa lan, lan hồ điệp, có giá từ 800 – 1 triệu đồng/chậu. Mặt khác, thời điểm này trở đi, anh Việt còn buôn thêm đào cành Nhật Tân (Hà Nội), về phục vụ bà con, với giá từ vài chục ngàn đến 200 – 300.000 đồng/cành.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Bác, ông Nguyễn Kiều Hưng, cho biết: “Nghề trồng hoa ở Đức Bác có trên 30 năm nay, hiện, cả xã có khoảng 20 hộ trồng và cung cấp hoa bán buôn cho bà con trong xã, trên 200 hộ, để họ trung chuyển đến các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Việt Trì, Thái Nguyên, Phú Thọ… Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: hồng, cúc, đồng tiền, hoa huệ, thược dược... Đức Bác còn du nhập rất nhiều loại hoa cao cấp, là đặc sản của các vùng miền trên cả nước về phục người dân, và làm phong phú hơn vườn hoa, cây cảnh cổ truyền của địa phương. Qua đó, thu nhập của người trồng hoa, kinh doanh hoa cũng ngày càng khởi sắc”.
Dương An Như
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.