Xã Bảo Quang - TP. Long Khánh đã lấy diện tích khá lớn đất của ông để làm nhà mẫu giáo, trạm y tế. Đất đai của dân bị thu hồi, tài sản trên đất đang sử dụng hợp pháp bị hủy hoại không được bồi thường.
Báo kinh tế nông thôn nhận được đơn thư của ông Hoàng Ngọc Mai (SN 1926), trú tại số nhà 12-Nguyễn Văn Bé, ấp Suối Chồn, xã Bảo Dinh, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Ông làm đơn khiếu nại các cấp giải quyết về việc đất đai bị thu hồi và tài sản trên đất đang sử dụng hợp pháp bị hủy hoại không được bồi thường.
Năm 1962, gia đình ông đã bỏ nhiều công sức khai hoang 1,1 ha đất tại địa bàn ấp Bầu Cối, xã Bảo Quang, TP Long Khánh (trước đây là huyện Long Khánh), tỉnh Đồng Nai. Sau năm 1975, gia đình ông đã cố gắng giữ đất, nhưng vẫn bị lấn chiếm làm cho khu đất mất nhiều diện tích. Năm 1995, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định số 10207/QĐ-UBT ngày 17/6/1995 giao 9.903 m 2 đất. Ngày 24/1/2005, thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 059289, diện tích 8.496,6 m2.. Trên toàn bộ diện tích này ông đã trồng cây điều và cây xoan. Khi vườn cây phát triển, đã cho thu nhập, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Thời gian qua, xã Bảo Quang đã lấy diện tích khá lớn đất của ông để làm nhà mẫu giáo, trạm y tế.Từ đầu năm 2018, nhà nước lại tiếp tục xây dựng công trình cấp nước ở gần trung tâm thửa đất của ông, chiếm diện tích trên 1.000 m 2 đất canh tác.
Gia đình ông khai hoang thửa đất và đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất, thửa đất được sử dụng hợp pháp, chính đáng và phải được pháp luật bảo vệ. Nhưng xã Bảo Quang đã ngang nhiên lấy đất của ông để xây dựng các công trình mà không hề thông báo, không có quyết định thu hồi đất của UBND TP Long Khánh; không có thỏa thuận bồi thường giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, không có sự hỗ trợ tái định canh... là trái với Luật Đất đai. Đây là việc làm sai phạm nghiêm trọng, là sự coi thường pháp luật, coi thường người dân, là vi phạm quyền dân chủ đối với người dân, làm mất uy tín đối với sự lãnh đạo của Đảng và làm xói mòn niềm tin đối với người dân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…