Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2021 | 14:26

Đồng Nai khơi thông đầu vào lẫn đầu ra cho nông sản

Nguồn cung lương thực, thực phẩm là không thiếu, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để duy trì chuỗi cung ứng lại đang gặp khó khăn do dịch bệnh.

Điều dễ nhận thấy nhất giữa thời dịch bệnh là những nhu cầu tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác (du lịch, vui chơi, giải trí...) đang tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, cơ bản của cuộc sống. Và “cơ bản nhất trong những thứ cơ bản” chính là lương thực, thực phẩm.

 

ns-dong-nai.jpg
Ảnh minh họa

 

Chỉ cần quan sát “giỏ hàng dự trữ” của mỗi hộ gia đình trong khoảng 3-4 tháng nay là có thể thấy trong “giỏ hàng” đó, khoảng 50-70% là các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Ở thời điểm hiện tại, quan tâm lớn nhất của Chính phủ nói chung và chính quyền các địa phương, đặc biệt là những địa phương “nóng” về dịch bệnh nói riêng, vẫn là làm sao cung ứng đủ gạo, thịt, mắm, muối, rau củ cho từng hộ gia đình để họ an tâm “ngồi nhà” chống dịch.

Điều cần khẳng định là cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đồng thời cũng là nước có nền nông nghiệp mạnh với các loại nông sản đa dạng, phong phú và khả năng tự cung tự cấp cao. Do đó, trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu Covid-19, đây cũng là một yếu tố khiến Việt Nam tự tin hơn để chống chọi cùng dịch bệnh.

Nguồn cung các loại lương thực, thực phẩm là không thiếu, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để duy trì chuỗi cung ứng lương thực - thực phẩm chính là cần làm sao để “dòng chảy” từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất - lưu thông - phân phối được suôn sẻ nhất.

Song 2 điểm tắc nghẽn lớn nhất của “dòng chảy” sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay chính là cả đầu vào lẫn đầu ra đều đang gặp khó khăn. Ở khâu đầu vào, lưu thông hàng hóa (phân bón, giống, thuốc trừ sâu, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phụ gia và vật tư nông nghiệp…) đang ách tắc do nhiều địa phương, cảng biển, cảng sông… phải rà soát kỹ để phòng dịch bệnh. Sự tắc nghẽn tạm thời đó cũng làm gia tăng thời gian, chi phí, góp phần khiến giá cả nhiều mặt hàng nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, làm nông dân nản lòng không muốn tiếp tục tái đầu tư.

Trong khi đó, ở chiều “ra”, nhiều loại nông sản đang ùn ứ hoặc mất mối tiêu thụ do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nếu trước đây, chỉ mất 1-2 ngày là các mặt hàng heo, gà, thanh long, xoài… có thể di chuyển ra thị trường miền Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc, thì nay gần như rất khó khăn để “đi” một lô hàng suôn sẻ. Ngay cả phía Trung Quốc cũng đang liên tục đóng - mở một số điểm mua hàng tại biên giới phía Bắc do phải rà soát kỹ càng để không làm lây lan dịch bệnh.

Còn ở góc độ thị trường nội địa, mặc dù nhu cầu vẫn lớn, thậm chí lớn hơn bình thường, song để một bó rau, con cá, cân thịt đến được tay người tiêu dùng khó khăn hơn do hệ thống phân phối truyền thống (thương lái, chợ đầu mối, chợ lẻ, hệ thống siêu thị…) đang đứt gãy hoặc thu hẹp, hàng hóa phải qua rất nhiều khâu phòng dịch và trở thành một thách thức lớn trong tiêu thụ nông sản.

Vậy nên điều cần làm ngay nhằm khơi thông “đường đi” cho nông sản, khuyến khích nông dân tái đầu tư, đảm bảo sự thông suốt trong cung ứng lương thực, thực phẩm, chính là nhanh chóng tạo mọi thuận lợi trong xuất nhập nhẩu, vận chuyển vật tư nông nghiệp, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và bên cạnh đó, khơi thông mạng lưới phân phối nông sản để đảm bảo không xảy ra tình trạng “thừa cung” nhưng vẫn “thiếu hàng cục bộ”.      

      

Theo baodongnai.com.vn

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top