Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 9 năm 2021 | 21:47

Đồng Tháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân

Ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn Tổ chức sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện dịch Covid-19.

ns.jpg

Lao động làm việc tại Hợp tác xã sản xuất nông sản sạch Vĩnh Thới, huyện Lai Vung

 

Hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản

Hướng dẫn này nhằm tạo thuận lợi trong sản xuất và thu hoạch nông sản đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường ứng phó, hạn chế rủi ro, thiệt hại do dịch Covid-19 trong mọi tình huống đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, về công tác tổ chức sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động rà soát nhu cầu sử dụng thiết bị, máy móc trên địa bàn để phân phối sử dụng hợp lý cho từng khu vực sản xuất. Nếu tại địa bàn không đủ máy móc, thiết bị phục vụ có thể liên hệ các địa phương lân cận hỗ trợ. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ thiết bị, máy móc ngoài tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp đề xuất chuyển đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn gửi trực tiếp đến tỉnh khác đề nghị hỗ trợ thiết bị, máy móc.

Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét từng trường hợp cụ thể để đại diện tổ chức/cá nhân không thuộc diện quản lý y tế đi thăm, chăm sóc ruộng, vườn cây ăn trái, thuỷ sản, chăn nuôi và tái sản xuất. Tần suất cho phép đi thăm, chăm sóc đối với lúa tối đa 01 lần/tuần; thuỷ sản, chăn nuôi, vườn cây ăn trái, rau màu tối đa 2 lần/tuần.

Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy để quản lý nơi đi, nơi đến, cung đường di chuyển, thời gian có mặt tại địa phương, cân nhắc để phân bố số lượng người dân ra ngoài trong một ngày.

Đối với các khu vực đang thực hiện cách ly, phong toả, khuyến khích thành lập mới hoặc duy trì các tổ nông vụ, đội dịch vụ bón phân, phun thuốc, thu hoạch hộ để hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch thay cho các hộ nông dân xa nhà và hộ nông dân xâm canh nhưng không có người trực tiếp làm thay nhằm hạn chế đi lại để kiểm soát dịch Covid-19; công khai số điện thoại của Tổ dịch vụ để người dân trực tiếp liên hệ, thống nhất phương án hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch. Trường hợp không có người quản lý hoặc không có người quen tại nơi có đất canh tác thì liên hệ Uỷ ban nhân dân cấp xã để được hỗ trợ.

Về tổ chức thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể đối với thu hoạch tại vùng nguyên liệu do địa phương, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân tổ chức thu hoạch; vùng nguyên liệu do doanh nghiệp tổ chức thu hoạch (di chuyển đến vùng thu hoạch nông sản, chăn nuôi, thủy sản; tổ chức 4 tại chỗ; di chuyển đi ra khỏi vùng thu hoạch nông sản, thủy sản).

Về công tác kết nối, tiêu thụ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp danh sách các loại nông sản đang trong kỳ thu hoạch và dự kiến thu hoạch cần hỗ trợ kết nối, tiêu thụ, hằng ngày, hằng tuần gửi về Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kết nối với Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, hệ thống sàn giao dịch điện tử Posmart, hệ thống Vinmart, Bách hoá xanh, BigC... theo yêu cầu của các hệ thống phân phối, siêu thị.

Phát huy vai trò của hợp tác xã trong làm đầu mối tiêu thụ các loại nông sản trên địa bàn; thực hiện tốt diện tích doanh nghiệp đã ký hợp đồng và triển khai liên kết với diện tích chưa ký hợp đồng. Trong quá trình thu mua, yêu cầu doanh nghiệp, thương lái thu mua, chủ phương tiện vận chuyển phải thực hiện theo yêu cầu đã quy định tại Mục 2 của Hướng dẫn này.

Tiếp tục kết nối, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Theo báo cáo của Tổ công tác, tính đến ngày 5/9, điện thoại đường dây nóng của Tổ công tác đã tiếp nhận 596 cuộc gọi của người dân, chủ yếu là đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông, thuỷ sản, thủ tục để qua các chốt kiểm soát. Các thông tin phản ánh đã được báo cáo, thông tin kịp thời cho Tổ trưởng, Tổ phó và nhóm phụ trách để xử lý.

Từ ngày 13/8 đến nay, Tổ đã hỗ trợ đăng 35 thông tin bán nông sản của các hộ nông dân trong tỉnh trên trang website https://htx.cooplink.com.vn/, để kết nối với các đơn vị cần thu mua; hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng combo nông sản cho người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến ngày 5/9, đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, trái cây là 13.587 tấn (chiếm 68,74% sản lượng tồn đọng cần hỗ trợ tiêu thụ) và thuỷ sản 4.769 tấn (chiếm 19,01% sản lượng tồn đọng cần hỗ trợ tiêu thụ).

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn đánh giá cao Tổ công tác đã nỗ lực kết nối, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản; đồng thời cho biết, trên tất cả các lĩnh vực đều có hướng dẫn mới, trên tinh thần đó đề nghị các địa phương áp dụng thực hiện.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Công Thương rà soát các doanh nghiệp đăng ký “4 tại chỗ”, nhất là doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, lúa gạo, để phối hợp với các ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động, góp phần giải quyết nguồn nông sản đang tồn đọng hiện nay. Đồng thời, Sở Công Thương phối hợp với các đầu mối lớn để nắm thông tin và sẵn sàng cung ứng nông sản khi có nhu cầu.

Để có sự thống nhất trong hỗ trợ tiêu thụ nông sản, ông Huỳnh Minh Tuấn giao Tổ công tác tham mưu xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các ngành, đơn vị. Các huyện, thành phố quan tâm tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho lực lượng tham gia chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Theo dongthap.gov.vn

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top