Sáng ngày 08/7, đại diện Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) đã đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác đầu tư với tỉnh Đồng Tháp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tại buổi làm việc, Ông Takuya Sudo - Giám đốc Văn phòng Phát triển Kinh doanh Việt Nam, Tập đoàn Sojitz đánh giá cao những tiềm năng về nông nghiệp của Đồng Tháp; đồng thời mong muốn được hợp tác với địa phương về việc xây dựng nền tảng kết nối cung cấp chuỗi dịch vụ nông nghiệp toàn diện.
Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thông tin đến Tập đoàn Sojitz về định hướng phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Hiện địa phương đang thực hiện mô hình Canh tác lúa lý tưởng (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười), với việc ứng dụng phân bón thông minh, quản lý nước ngập - khô xen kẽ, tích hợp các khâu bón phân, cấy lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng cơ giới hoá, góp phần giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận cho nông dân. Ông đánh giá cao đề xuất của Tập đoàn Sojitz và mong muốn sau chuyến khảo sát mô hình Canh tác lúa lý tưởng (vào chiều cùng ngày), giữa Tập đoàn Sojitz và Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam sẽ có bước hợp tác tiếp theo.
Theo đó, nền tảng kết nối cung cấp chuỗi dịch vụ nông nghiệp bao gồm: vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác, bảo hiểm, tín dụng, máy móc nông nghiệp, thu mua nông sản. Về kỹ thuật canh tác, vật tư nông nghiệp, ngoài một số doanh nghiệp của Nhật Bản, Tập đoàn Sojitz đưa ra đơn vị điển hình có thể liên kết thực hiện chuỗi dịch vụ thông minh này đó là Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam – đây cũng là đơn vị đang phối hợp với Đồng Tháp thực hiện mô hình Canh tác lúa lý tưởng hiện nay.
Ngoài ra,Tỉnh còn có mô hình nhà lưới thông minh của Công ty Ecofarm tại huyện Thanh Bình; giống lúa Jamonica của Nhật đang được một số doanh nghiệp gieo trồng... Các loại nông sản khác như: ớt, xoài, nhãn của địa phương có diện tích khá lớn và hiện sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở một số nước trên thế giới ...
Tỉnh Đồng Tháp cam kết tạo điều kiện để các đơn vị xây dựng nền tảng kết nối cung cấp chuỗi dịch vụ nông nghiệp toàn diện, nhằm đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Địa phương luôn sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.