Chỉ có những sản phẩm dưa hấu làm ra theo đúng quy hoạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng thì mới xuất khẩu được.
Bộ Công Thương vừa phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm dưa hấu nhập khẩu.
Tham dự hội nghị có đại diện các sở ngành liên quan và Liên minh các hợp tác xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh dưa hấu trên địa bàn tỉnh.
Thông tin tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: năm nay, diện tích trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh khoảng 1.400 ha, nhiều hơn năm 2016 là 265 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 297 tạ/ha, sản lượng bình quân ước đạt trên 40.000 tấn. Lâu nay, việc tiêu thụ dưa hấu của tỉnh Quảng Ngãi phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Tại Hội nghị này, đại diện của Sở Thương mại Choang Quảng Tây và đại diện Cục Kiểm nghiệm, kiểm dịch và giám sát chất lượng Khu tự trị Choang Quảng Tây đã thông tin về các khâu kiểm dịch, kiểm nghiệm chất lượng của Trung Quốc đối với sản phẩm dưa hấu của Việt Nam. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất và người nông dân hiểu và thực hiện tốt nhất các quy định về chất lượng cũng như nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp và người trồng dưa hấu cần nắm bắt đầy đủ thông tin về nhu cầu, thị hiếu thị trường và các yêu cầu về chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch của Trung Quốc đối với sản phẩm dưa hấu.
Thị trường Trung Quốc có nhu cầu về dưa hấu và một số loại nông sản khác. Quan trọng là phải tổ chức sản xuất như thế nào để đảm bảo yêu cầu quy định của thị trường. Chỉ có những sản phẩm làm đúng quy hoạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng thì mới xuất khẩu được. Người nông dân trước khi tổ chức sản xuất bất cứ mặt hàng nào cũng cần tìm hiểu nội dung quy định thì mới có đầu ra ổn định và bền vững, ông Sơn lưu ý./.
Theo Xuân Yến/VOV
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…