Qua nhiều giông bão và gió Lào cát trắng, dưa lưới vẫn xanh tốt trên đất cằn Quảng Bình.
Anh Nguyễn Quang Vinh ở xã Hương Thuỷ (Lệ Thuỷ - Quảng Bình) cho biết, gia đình anh có 2.000m2 dưa lưới, trang trại hoạt động từ năm 2018 đến nay.
Đây là vùng đất đồi, trước đây gia đình anh chỉ trồng keo, tràm như bà con trong vùng. Ba năm nay anh chuyển sang trồng dưa lưới thu hoạch cao gấp nhiều lần.
Theo đó, nếu trồng keo 5 năm mới thu được 20 triệu đồng. Nay một năm 3 lứa dưa lưới, thu 300 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 250 triệu đồng.
Trận lũ lụt năm ngoái không ảnh hưởng đến cây trồng, do trang trại nằm sát chân đồi, vì vậy, không những lũ lụt không đến, nắng nóng cũng không ảnh hưởng gì. Mặt khác, dưa lưới trồng trong bầu nên đất đai cũng không quan trọng.
Trồng dưa lưới ổn định, thu nhập cao, song không hề đơn giản như trồng keo lai, phải có kỹ thuật chăm sóc bài bản. Ngoài ra, còn phải đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới, chi phí ban đầu khoảng 600 triệu đồng
“Trước đây, mình cũng trồng keo như bà con Hương Thuỷ, nhưng một lần vào Đà Lạt (Lâm Đồng) chơi, thấy người dân nơi đây trồng dưa lưới thu nhập ổn định, mình cũng làm theo. Rất may, đã thành công tốt đẹp, 3 năm qua thu lãi 750 triệu đồng, trừ chi phí ban đầu 600 triệu đồng, còn lại 150 triệu đồng.
Năm 2021, vẫn trồng 3 lứa/năm; hiện, lứa thứ nhất đã được 1 tuần, sau 3 tháng sẽ thu hoạch” – anh Vinh cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…