Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2018 | 14:32

Dừa sáp 250.000 đồng/quả, nông dân rủ nhau mua dừa giống về trồng

Những năm gần đây, dừa sáp nổi lên như một loại nông sản độc lạ, giá cao chót vót, gấp hàng chục lần dừa thường.

Khi chưa bổ ra, dừa sáp không khác gì dừa thường. Để biết chắc chắn là dừa sáp, người ta phải bổ ra để xem dừa có đặc ruột hay không. Dừa sáp cơm dày, mềm, vị béo, thường được nạo ăn trực tiếp hoặc dùng để xay sinh tố, dầm trái cây.

 

Dừa sáp 250.000 đồng/quả, nông dân rủ nhau mua dừa giống về trồng - Ảnh 1.

Dừa sáp được bán tại hội chợ nông sản ở TP. HCM

 

Tại TP. HCM, dừa sáp thường được bày bán tại các hội chợ nông sản với lời giới thiệu "1 quả, 10 người ăn" với giá 200.000 đồng/quả. Dừa sáp còn được bán tại các điểm du lịch để phục vụ du khách có nhu cầu thưởng thức sản phẩm độc, lạ. 

Ngoài ra, người mua có thể tìm đến các điểm cung cấp đặc sản qua mạng để được giao tận nhà với giá từ 150.000 – 250.000 đồng/quả đã được bao gói đẹp mắt để làm quà biếu.

Hiện nguồn cung dừa sáp chủ yếu ở Trà Vinh, nơi có vùng chuyên canh dừa sáp và rải rác ở một số tỉnh miền Tây.

 

Dừa sáp 250.000 đồng/quả, nông dân rủ nhau mua dừa giống về trồng - Ảnh 2.

Cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi khi còn nhỏ

 

Sự đắt đỏ của dừa sáp khiến nhiều người tò mò dùng thử một lần cho biết. Dù có không ít lời chê rằng dừa sáp ăn như sáp (nến) nhưng giá vẫn giữ được mức cao. Đây là lý do nhiều nông dân muốn phát triển loại cây này thay thế dừa thông thường do giá đang xuống quá thấp, chỉ khoảng 3.000 – 5.000 đồng/quả (tại vườn). Tuy nhiên, giới chuyên môn khuyến cáo người dân nên thận trọng khi trồng loại cây đặc sản này vì rủi ro cao.

Một kỹ sư thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cho biết giá cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi đang được bán lên tới 900.000 đồng/cây trong khi các giống dừa phổ thông chất lượng cao hiện nay bán chỉ 50.000 – 60.000 đồng/cây.

"Đây là giống dừa sáp 100% vì được nuôi cấy từ phôi (mộng) dừa sáp đã được xác định bằng cách bổ ra. Nhưng chúng tôi không khuyến khích nông dân trồng loại cây này vì chi phí đầu tư ban đầu cao mà đầu ra chưa rõ ràng. Hiện dừa sáp bán được giá cao do hiếm, lạ nên còn nhiều người muốn thưởng thức 1 lần cho biết. Loại dừa này chỉ mới phục vụ du khách ăn ngay mà chưa có công nghệ chế biến sản phẩm nên nếu khi dội hàng chỉ có thể đổ bỏ"- kỹ sư này khuyến cáo.

 

Dừa sáp 250.000 đồng/quả, nông dân rủ nhau mua dừa giống về trồng - Ảnh 3.

Cây giống dừa sáp có giá 900.000 đồng/cây

 

Cũng theo kỹ sư này, dừa là loại thụ phấn chéo (nhờ gió, côn trùng,…) nên nếu mua vài cây dừa sáp giống về trồng xen với vườn dừa thường sẽ không thu được dừa sáp. Thay vào đó, nông dân phải trồng riêng biệt, tạo khu vực cách ly với những cây dừa thường để thu được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, không ai dám chắc vườn dừa đó sẽ thu hoạch được 100% là dừa sáp. Do đó, nếu người dân mua giống dừa sáp trôi nổi rất dễ rước bực mình vì sẽ không thu hoạch được dừa sáp như mong muốn.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện có nhiều điểm bán cây giống dừa sáp với giá từ 100.000 – 500.000 đồng/cây. Các điểm bán đều giới thiệu đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao dựa vào giá bán lẻ quả dừa sáp 150.000 – 250.000 đồng/quả mà không cung cấp đầy đủ thông tin về những đặc tính của loại cây đặc sản này.  

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top