Chiều nay (22/11), Quốc hội đã thông qua chủ trương dừng thực hiện Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trong cuộc họp báo Chính phủ chuyên đề chiều nay, về lý do dừng thực hiện Dự án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cho biết: “Việc dừng Dự án không phải vì lý do công nghệ mà do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho Dự án này đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao”.
Theo ông Mai Tiến Dũng, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư Dự án, dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới và đặc biệt là tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong 5 năm qua.
Mặt khác, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sử hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xá hội của đất nước cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra.
“Thời điểm 2009, khi quyết định xây dựng nhà máy, nhu cầu sử dụng điện đang thiếu, tuyến đường sắt Bắc – Nam chưa có chủ trương xây dựng, nhưng, hiện nay, phải xem xét lại, vì ta đã đầu tư khá lớn vào tuyến đường sắt Bắc – Nam, và không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mà sẽ xây sân bay Long Thành mới. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 34 dự án điện hoàn thành, đủ nhu cầu sử dụng điện.
Lý do dừng là để cân đối nguồn vốn và ưu tiên đầu tư cho các dự án thiết thực khác”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009. Dự án gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; công suất lắp đặt mỗi nhà máy khoảng 200 MW để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận. Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án một cách thận trọng, chắc chắn, theo đúng quy định của pháp luật.
Dương Thanh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.