Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 3 năm 2018 | 13:51

Được mùa cá trích, tôm hùm giống, giá tôm cao

Sau Tết Mậu Tuất 2018, thời tiết thuận lợi, nên ngư dân thắng “đậm” cá trích, nhất là tôm hùm giống, giá tôm cao và khan hàng…

Tam Thanh được mùa cá trích
qn-ca-3.jpg

Ngư dân gỡ cá sau khi đánh bắt  

 

Những ngày qua, không khí tại xã biển Tam Thanh, TP.Tam Kỳ Quảng Nam nhộn nhịp hẳn lên vào ban đêm và sáng sớm khi hàng chục chiếc ghe, thúng cập bến đầy cá trích.

Sau Tết Mậu Tuất, thời tiết thuận lợi nên nhiều ngư dân của xã Tam Thanh đã ra quân đánh bắt vụ cá nam đầu năm. Các ghe thúng đều đầy ắp cá, trong đó chủ yếu là cá trích. Theo nhiều người dân ở đây, chưa bao giờ Tam Thanh lại trúng đậm cá trích vụ nam như năm nay. Điều này báo hiệu một năm khai thác thủy hải sản đầy bội thu. Ngư dân Trần Anh Đồng (55 tuổi, thôn Trung Thanh) cùng anh trai đi đánh bắt cá từ lúc 4 giờ chiều. Đến 19 giờ tối, thuyền đã cập bến với cá đầy khoang. Tất cả người thân trong gia đình được huy động ra bến để gỡ cá. Theo ông Đồng, từ sau tết đến nay ông đã bắt được 4 tấn cá, thu nhập hơn 30 triệu đồng. “Đầu năm nay, sản lượng cá đánh bắt được cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt là cá trích, chưa bao giờ thấy trúng như vậy” - ông Đồng nói.

Đầu tư ngư lưới cụ không nhiều, chủ yếu là đánh bắt lưới cước thái sợi 25, thời gian đi biển ngắn nhưng lượng cá đánh bắt được nhiều nên bà con ngư dân rất phấn khởi. Từ sau tết đến nay, ngư dân Tam Thanh mỗi ngày đi biển 2 chuyến, mỗi ghe đánh bắt được từ nửa tấn đến gần 2 tấn cá. Chị Nguyễn Thị Hà ở thôn Trung Thanh, nói: “Sau khi ăn tết xong, từ mùng 2 đến nay, ngư dân Tam Thanh trúng cá trích”. Năm nay vụ cá nam được mùa, bà con ngư dân đi biển trúng đậm cá trích. Giá bán hiện tại tầm 20 - 40 ngàn đồng/kg, tùy thời điểm. Ông Võ Ngọc Lành ở thôn Hạ Thanh 2, cho biết: “Chúng tôi đánh cá về bến đã có sẵn thương lái đến  mua nên không phải lo bị ép giá”. Ngư dân Phan Văn Tấn ở thôn Hạ Thanh 1, cho biết thêm: “Trúng đậm cá trích, giá cả lại cao nên bà con ngư dân chúng tôi phấn khởi lắm”.

Theo báo cáo của UBND xã Tam Thanh, tính đến thời điểm hiện tại sản lượng khai thác vụ cá nam của xã đạt 350 tấn, trong đó đạt 200 tấn cá trích, vượt gấp 4 lần sản lượng cùng kỳ năm ngoái. Đây là một tín hiệu vui khi được mùa cá, nhiều lao động có công ăn việc làm, thu nhập cao ngay từ đầu năm, tạo khí thế hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Quảng Ngãi: Thắng “đậm” một mùa tôm hùm giống 

Từ đầu tháng Chạp đến nay, nhiều ngư dân xã Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi) đánh bắt nhiều tôm hùm giống (tôm nhí). Với giá tôm thu mua 300 nghìn đồng/con, nhiều ngư dân có nguồn thu nhập khá. Trung bình sau mỗi ngày đánh bắt, mỗi người thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng.

Thuyền thúng của ngư dân Trần Lê, ở thôn An Hải, xã Bình Châu cùng nhiều thuyền của các ngư dân khác vừa cập cảng Sa Kỳ lập tức có nhiều thương lái vây quanh để thu mua tôm nhí. Trong chiếc xô nhỏ, mỗi ngư dân đựng khoảng 5 - 10 con tôm nhí đánh bắt được. Cảnh mua bán diễn ra chóng vánh, với giá 300 nghìn đồng/con, làm cho ngư dân đánh bắt tôm nhí rất phấn khởi, vì có thu nhập khá.

Nhiều ngư dân đánh bắt tôm nhí cho biết, sau Tết thời tiết nắng ấm, nên việc ra khơi thuận lợi. Cùng với đó, năm nay tôm nhí cũng nhiều hơn so với mọi năm. Tuy việc đánh bắt tôm nhí mang lại nguồn thu nhập khá cho các ngư dân, song nghề này không phải ai cũng làm được, vì rất vất vả, đòi hỏi sự cần cù, tỉ mẫn.

Ngư dân Trần Lê cho hay, công việc bắt đầu từ lúc khoảng 6 giờ đến 17 giờ chiều. Ngư dân đi trên chiếc thuyền thúng nhỏ, đánh bắt cách bờ chỉ khoảng vài hải lý, cũng không nguy hiểm lắm. Thế nhưng, việc lặn bắt tôm nhí đòi hỏi người săn phải dày dạn kinh nghiệm. Việc đánh bắt tôm nhí khó hơn nhiều lần so với khai thác các loại hải sản khác. Vậy nên, cùng là ngư dân sống bằng nghề biển, nhưng không phải ai cũng thành thục cách đánh bắt tôm nhí.

Chị Hương, một thương lái chuyên thu mua tôm nhí tại xã Bình Châu cho biết, từ tháng Chạp đến nay trung bình mỗi ngày chị thu mua khoảng 1.000 con tôm nhí. Giá tôm nhí dao động theo nhu cầu thị trường và tùy loại. Nhìn chung năm nay giá tôm nhí nhỉnh hơn so với năm trước. Tôm nhí sau khi thu mua sẽ bán lại cho các thương lái ở Phú Yên, Khánh Hòa. Cầu không đủ cung, nên chúng tôi phải chực chờ hàng giờ trên bờ để mua cho được tôm nhí.

Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu Nguyễn Thanh Hùng cho hay: "Nghề đánh bắt tôm nhí có hai hình thức là đánh lưới và lặn. Thống kê không đầy đủ, thì năm nay toàn xã có khoảng 150 hộ đánh bắt tôm nhí. Việc buôn bán diễn ra khá suôn sẻ, vì tôm nhí luôn được các thương lái săn lùng. Chúng tôi mong trong những ngày tới thời tiết sẽ tiếp tục thuận lợi, để ngư dân tiếp tục trúng lộc biển".

Khánh Hòa: Giá tôm hùm xanh giống tăng cao và khan hiếm

Hiện nay, giá tôm hùm xanh giống đang tăng cao và khan hiếm, khiến nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn trong việc thả giống.

Theo tìm hiểu, hầu hết các hộ nuôi tôm trên địa bàn thành phố đều lấy giống tôm nhập khẩu từ Malaysia, Philippines. Từ đầu năm đến nay, lượng tôm giống nhập khẩu về với số lượng ít, trong khi đó nhu cầu thả giống cao khiến giá tôm tăng cao. Thời điểm trước Tết, giá tôm giống chỉ 40.000 - 45.000 đồng/con, hiện tại tăng lên 63.000 đồng/con. Nhiều người nuôi tôm cho biết, dù giá tăng nhưng họ vẫn mua thả. Tuy nhiên, do không có giống nên nhiều hộ thu hoạch tôm xong phải kéo lồng lên bờ.

Trong khi giá tôm giống tăng cao, giá tôm thịt lại đang giảm. Trong dịp Tết, giá tôm hùm xanh từ 950.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/kg, đến ngày 13-3 chỉ còn 770.000 đồng/kg.

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top