Do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) kéo dài, nên bà con Thanh Chương đã nuôi gà để “chia lửa”, không ngờ, gà cũng rất đắt hàng.
Anh Trần Văn Nhâm, xóm Ngọc Xuân 2, xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương (Nghệ An), cho biết, trước đây anh chỉ nuôi 5 – 6 vạn gà, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, phải gối đàn liên tục do DTLCP.
Vợ anh Nhâm đang cho đàn gà ăn
Hiện, đàn gà của anh có 12- 13.000 con, đang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giai đoạn đầu, cho ăn cám công nghiệp, sau đó cho ăn ngô, thóc, rau xanh và cám gạo. Do gia đình anh có máy xay xát, nên nguồn cám đảm bảo cho lợn ăn thường xuyên.
Đầu ra rất thông thoáng, vì nguồn cung thực phẩm chính là thịt lợn, vẫn đang trắng chuồng. Chỉ cách đây 2 tháng, khi nghe tin DTLCP đã về đến địa phương, anh Nhâm phải bán ngay đàn lợn thịt 9 tấn, cộng với 50 con lợn nái, với giá bán buôn chỉ 32.000 đồng/kg, lỗ to.
“Rất may, đã có đàn gà bù lại, giá cao, đầu ra thông thoáng, xe ô tô ở các địa phương trong vùng như: huyện Nam Đàn, Đô Lương về lấy liên tục, thường là 5 - 7 tạ - 1 tấn/chuyến. Với giá bán buôn tại vườn 90.000 đồng/kg (trước khi có DTLCP chỉ 70 – 80.000 đồng/kg).
Vì lý do trên, gia đình đã dự trù 7 tấn thịt gà bán Tết Nguyên đán 2020, nhưng nay chỉ còn khoảng 5 tấn” – anh Nhâm cho biết.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.