Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 23 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2018 | 21:33

Giá cá tra đang lên cơn sốt vượt ngưỡng 30.000 đồng/kg

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang lên cơn sốt, hiện dao động từ 29.000 - 31.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên tới 32.000 đồng/kg… để chế biến xuất khẩu.

Những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tiếp tục lên cơn sốt. Chiều 6/3, Hiệp hội nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản An Giang cho biết, các thương lái và doanh nghiệp tìm mua cá tra dao động từ 29.000 - 31.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên tới 32.000 đồng/kg… để chế biến xuất khẩu.

gia ca tra vuot nguong 30000 dong kg hinh 1
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng cao

 

Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua, giúp người nuôi thắng đậm. Theo các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh là do thị trường xuất khẩu hiện nay tiếp tục thuận lợi, trong khi nguồn cá tới lứa thu hoạch không nhiều, cung cầu mất cân đối đã đẩy giá cá lên cao.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản An Giang phân tích: “Điều đáng trăn trở hiện nay là nguồn cá tra giống khan hiếm trầm trọng, do việc sản xuất con giống thời gian qua gặp khó khăn. Hiện cá tra giống đã tăng vọt lên đến 50.000- 60.000 đồng/kg (cỡ 30con/kg) nhưng người nuôi trong vùng rất khó tìm mua được con giống”.

Nhiều hộ sản xuất cá giống lâu năm ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang nhìn nhận, nghề làm cá giống cũng lắm rủi ro bởi giá cả lên xuống thất thường không ổn định. Khi cá tra nguyên liệu giảm thì ít người nuôi và cá giống giảm theo; ngược lại khi cá tra nguyên liệu tăng, nhiều người mở rộng diện tích nuôi và cá giống tăng theo…

 

gia ca tra vuot nguong 30000 dong kg hinh 2
Nguồn cá tra giống ở ĐBSCL khan hiếm, khiến việc phát triển nghề nuôi cá thương phẩm gặp khó khăn

 

Ngoài ra, gần đây, chất lượng cá giống bị sụt giảm do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến tỷ lệ hao hụt của việc nuôi cá tra thương phẩm tăng cao hơn 30%...

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng các tỉnh ĐBSCL khẩn trương đầu tư phát triển con giống cá tra. Mục tiêu là xây dựng đề án phát triển giống cá tra, dự kiến đến năm 2020 có 1.000 ha tham gia chuỗi sản xuất giống chất lượng, chiếm khoảng  50% diện tích ương giống cá tra ở ĐBSCL; cung cấp khoảng 50% nhu cầu con giống cá tra (tương đương 1,75 tỷ con giống).

Đến năm 2025, cung cấp 70% nhu cầu giống cá tra (tương đương 2,8 tỷ con giống), nhằm phục vụ tốt nguồn cá giống, giúp các tỉnh ĐBSCL chủ động trong việc nuôi cá tra thương phẩm phục vụ xuất khẩu./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

Top