Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2016 | 11:7

Giá dừa Bến Tre tăng cao kỷ lục

Hiện nay, dừa khô tại vườn ở tỉnh Bến Tre được thương lái thu mua với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/chục; còn tại các cơ sở sản xuất, chế biến hơn 140.000 đồng/chục, tăng từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/chục so với những tháng đầu năm.

Ông Phạm Văn Quý, ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, có 1,6ha dừa cho thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng phấn khởi nói: “Năng suất dừa có giảm nhưng được cái giá tăng cao, người dân rất phấn khởi. Hy vọng tương lai giá cả, đầu ra của trái dừa tiếp tục ổn định”.

ben tre gia dua tang cao ky luc hinh 1
Doanh nghiệp địa phương thu mua dừa của nông dân.

Theo Hiệp hội Dừa tỉnh Bến Tre, nguyên nhân giá dừa khô tăng cao là do thị trường trong nước đang có nhu cầu lớn để phục vụ chế biến các sản phẩm phục vụ cho Tết Nguyên đán 2017 và xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh.

Theo dự báo, sắp tới giá dừa tiếp tục ổn định ở mức cao, vì hiện nay chỉ riêng tỉnh Bến Tre đã có hơn 30 mặt hàng chế biến từ dừa, trong đó có nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao như cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, bột sữa dừa, nước cốt dừa đóng lon… đang xuất sang 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là thị trường Nhật Bản với 48% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đặc biệt, gần đây đã có thêm sản phẩm nước dừa tươi đóng lon với đơn đặt hàng từ EU và Mỹ.

Dừa là cây trồng chủ lực của Bến Tre, hiện địa phương có hơn 67.000 ha, sản lượng đạt 500 triệu trái, chiếm 40% tổng sản lượng dừa cả nước. 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 740 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. 

Ông Trần Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre, doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dừa của địa phương cho biết, hiện nay thu mua nguyên liệu trực tiếp từ Trung Quốc giảm rất nhiều do lực lượng chế biến công nghiệp của tỉnh càng ngày càng phát triển, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ dừa đang khẳng định được thế mạnh.

"Tôi rất kỳ vọng về chiến lược 2-3 năm nữa lực lượng chế biến từ dừa của Bến Tre phát triển rất mạnh. Đây là sự đột phá để nâng cao giá trị từ dừa cũng như để ổn định và đời sống của nông dân ngày càng cao hơn”, ông Đức tin tưởng.

Với việc tạo ra nhiều dòng sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng, cây dừa không chỉ có được thế đứng vững chắc trên thị trường, mà còn góp phần tăng thu nhập cho nông dân Bến Tre trong thời điểm biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt hiện nay./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top