Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 9 năm qua, đắt hơn so với gạo Thái Lan nhờ nhu cầu mua của khách hàng nước ngoài.
Theo thống kê cùa Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tính tới ngày 25/3, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam tăng lên ở mức 515 - 520 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 12/2011 và cao hơn khoảng 5 USD/tấn so với mức 510 - 515 USD/tấn tuần trước.
Bên cạnh đó, một quan chức Bộ Lương thực Bangladesh cho biết, nước này đã chấp thuận mua 100.000 tấn gạo, với 50.000 tấn mỗi loại từ Ấn Độ và Việt Nam.
Đà tăng giá đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt qua gạo Thái Lan, đắt hơn khoảng 2 - 15 USD/tấn.
Như vậy, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam vẫn đang cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, khi giá gạo xuất khẩu của nước này đang có xu hướng giảm do sự biến động tỷ giá (đồng baht đã giảm 2,9% so với USD kể từ đầu tháng 3).
Hiện tại, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức giá 500 - 518 USD/tấn, so với 505 - 513 USD/tấn cách đây một tuần.
Tại quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm không đổi ở 398 - 403 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 2, nhờ nhu cầu nhập khẩu tại các quốc gia châu Á và châu Phi. Mặc dù vậy, giá gạo Ấn Độ vẫn thấp hơn 100 USD/tấn so với giá gạo Việt Nam và Thái Lan.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.